banner

Quyết định thanh tra lĩnh vực quản lý nhà nước

Quyết định thanh tra lĩnh vực quản lý nhà nước là văn bản quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước, là căn cứ để công chức kiểm tra, đánh giá và giám sát việc thực hiện các quy định, chính sách. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Quyết định thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước là gì?

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Quyết định thanh tra lĩnh vực quản lý nhà nước là một quyết định được đưa ra để tiến hành kiểm tra, đánh giá và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

>>> Xem thêm: Văn bản yêu cầu giám định trong lĩnh vực thanh tra quản lý nhà nước

2. Căn cứ ra quyết định thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước

  • Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
  • Kế hoạch thanh tra;
  • Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
  • Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  • Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
  • Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.

3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trong đó:

Cơ quan thanh tra là cơ quan được thành lập theo quy định của Luật Thanh tra và quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Mục đích hoạt động thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước

Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Ban hành quyết định thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước

Căn cứ Luật Thanh tra 2022, việc ban hànhquyết định tranh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước cần đảm bảo:

–  Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ các căn cứ ban hành quyết định thanh tra tại mục 2 bài viết để ban hành quyết định thanh tra.

–  Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ ra quyết định thanh tra;

b) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, nhiệm vụ thanh tra;

c) Thời hạn thanh tra;

d) Thành lập Đoàn thanh tra, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.

–  Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp.

– Đối với cuộc thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và công bố trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp, trừ trường hợp đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, khi phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì việc công bố quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra; trường hợp đối tượng thanh tra cố tình vắng mặt thì Trưởng đoàn thanh tra lập biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và tiếp tục thực hiện thanh tra theo kế hoạch.

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

6. Mẫu quyết định thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước

(1) …………….……….…

(2) …………………..……

Số:         /QĐ –  .….(3)                                                  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                             ……….,ngày….tháng…..năm…..…

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thanh tra……………………………..…(4)

          ……………………………………….(5)

Căn cứ Luật thanh tra 2022;

Căn cứ………………………………….……..……………….……..……………….……..……………….……..……………………….(6);

Căn cứ ………………………………….……..……………….……..……………….……..………………….…..………………..……..(7);

Căn cứ ……………………………….……..……………….……..……………….……..…………………….…..……….……….……..(8);

Xét đề nghị của..…………………….……..……………….……..……………….…..……………….…………………. …..….………..(9),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thanh tra ……………………….……..……………….……..……………….…………….………..…………………….……..(10);

Thời kỳ thanh tra:…………………….……..……………….……..……………….…………………….. ………………………………..

Thời hạn thanh tra là……. ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.

Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây:

  1.   ………..……..………..…..………..…..………..…..………..…..………..…………………….…………………, Trưởng đoàn;
  2. ………..………..…..………..…..………..…..………..…..……….……………………………………, Phó Trưởng đoàn (nếu có);
  3. …………….………..…..………..…..………..…………………..………………..……………..……, thành viên;

Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ …………………..…..………..…..………..…..………..………………………………………………….. (11)

Giao cho (9) chỉ đạo, theo dõi, giúp (5) xử lý hoặc trình (5) xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra.

Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (9), (12), (13) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

– (1);

 – Như  Điều 4;                                                            – Lưu:…

…………..…………(5)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

—————————————————————————————————-

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ra quyết định thanh tra. 

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định thanh tra.

(4) Tên cuộc thanh tra.

(5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra.

(6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).

(7) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định thanh tra.

(8) Kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với thanh tra theo kế hoạch); tên văn bản chỉ đạo hoặc quyết định của người có thẩm quyền về việc tiến hành thanh tra (đối với cuộc thanh tra đột xuất).

(9) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành thanh tra (nếu có).

(10) Đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra, niên độ thanh tra…

(11) Nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.

(12) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc thanh tra.

(13) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quyết định thanh tra lĩnh vực quản lý nhà nước  Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An