banner

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được quy định như thế nào? Khi đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động sẽ được nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì người lao động cần nắm được cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Hãy cùng FBLAW đi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây:

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập cửa người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

  • Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp:

– Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

– Mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động;

– Mức hưởng BHTN được tính trên mức lương cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;

– Việc thực hiện BHTN phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia;

– Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

2. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

60%

X

Mức bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

Chú ý:

– Mức lương trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

– Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định.

>>> Xem thêm : Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2021

Cách tính hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng để duy trì việc làm

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng duy trì việc làm được tính như sau:

  • Mức hỗ trợ là 01 triệu đồng/người/tháng;
  • Được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa nhưng không quá 06 tháng;
  • Đối với khóa học đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng duy trì việc làm có mức cao hơn mức hỗ trợ thì phần vượt quá do người sử dụng lao động chi trả.

Lưu ý: Khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc:

– Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng;

– Từ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng;

– Căn cứ tính ngày theo nguyên tắc để xác định mức hỗ trợ.

Cách tính mức hỗ trợ học nghề

  • Mức hỗ trợ học nghề áp dụng trước ngày 15/5/2021 được quy định tại Điều 3 Quyết định 77/2014/QĐ-TTg được tính như sau:

– Mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/ tháng.

– Mức hỗ trợ được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

Lưu ý:

– Khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn 01 thán để xác định mức hỗ trợ học nghề.

– Nếu chi phí cao hơn chi phí hỗ trợ học nghề thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người lao động tự chi trả.

  • Mức hỗ trợ học nghề áp dụng từ ngày 15/5/2021 được quy định tại Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg được tính như sau:

– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá  4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

– Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Lưu ý: Người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc:

– Từ 14 ngày trở xuống được tính 1/2 tháng.

– Từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

– Căn cứ nguyên tắc tính ngày trên để xác định mức hưởng hỗ trợ học nghề.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất

3. Thời gian, thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 thì:

  •  Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

– Cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp;

– Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

  • Thời điểm được hưởng BHTN được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Điều 56 Luật việc làm thì:

  • Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế những không quá 06 tháng.

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật việc làm năm 2013 thì:

  • Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo phương án được phê duyệt.
  • Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng để duy trì việc làm không quá 06 tháng.

Trên đây là quy định về Cách tính bảo hiểm thất nghiệp mới nhất, nếu còn thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề Bảo hiểm thất nghiệp và được hỗ trợ tư vấn.

>>> xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2021

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.