Nhượng quyền thương hiệu mới nhất là hoạt động phổ biến trong hoạt động mua bán, kinh doanh. Với sự hội nhập, phát triển của nền kinh tế, nhượng quyền thương hiệu trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ cho Quý Khách hàng về thủ tục nhượng quyền thương hiệu mới nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.
I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định 35/2006/NĐ-CP;
- Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại;
- Nghị định 125/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006.
II. Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 có thể hiểu nhượng quyền thương mại hay còn gọi là thương hiệu thực chất là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi nhuận mà trong đó bên nhượng quyền cho phép và có thể yêu cầu bên nhận quyền thương mại có thể tự mình thực hiện quá trình cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa.
Như vậy, nhượng quyền thương hiệu là sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh để chuyển giao và nhận chuyển giao những hình thức kinh doanh sản xuất sản phẩm. Bên chuyển giao phải nhượng quyền đầy đủ cả về hình thức kinh doanh lẫn cách quản lý hệ thống. Người nhận nhượng quyền sẽ trả các chi phí theo thỏa thuận. Việc nhượng quyền chỉ có thể diễn ra sau khi đã hoàn tất các thủ tục nhượng quyền thương hiệu theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cả 2 bên.
II. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương hiệu hiện nay:
Mặc dù đại dịch Covid đã và đang gây rất nhiều xáo trộn, khó khăn cho giới thương nhân, tuy nhiên theo một số chuyên gia, nhượng quyền thương mại vẫn là mô hình có khả năng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.
Quý IV/2020, sau thời gian dừng kế hoạch nhượng quyền thứ cấp vì Covid-19, GS25 Việt Nam cho biết sẽ tái khởi động chương trình này từ 2021. Vào Việt Nam năm 2018 thông qua liên doanh Sonkim Land và GS Retail Hàn Quốc, chuỗi này có tham vọng đạt 2.000 cửa hàng toàn quốc đến 2028.
Hiện nay, chuỗi có trên 100 cửa hàng. Với tình hình dịch bệnh được kiểm soát, họ bắt đầu tự tin quay lại kế hoạch nhượng quyền thứ cấp đang bị chậm một năm so với kế hoạch ban đầu.
Kebab Torki – một thương hiệu bánh mỳ kebab, thì quyết tâm mở rộng mạng lưới trong suốt năm qua. “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi đại dịch xảy ra nên đã thay đổi môi hình kinh doanh. Vì vậy, chúng tôi phát triển thêm các sản phẩm phụ như gà rán, burger, pizza… trên cùng điểm bán cho đối tác nhượng quyền mà không tính thêm phí”, Lê Quốc Thạch, Nhà sáng lập Kebab Torki, chia sẻ.
Kết quả, chuỗi bánh mỳ này có thêm hơn 100 điểm bán năm qua, đưa tổng số điểm bán đến hiện tại là hơn 300.
Một trong những lĩnh vực được đánh giá cao hiện nay, bao gồm: thực phẩm và đồ uống, giáo dục, y tế và dinh dưỡng, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, thời trang, làm đẹp và chăm sóc da, giải trí, dịch vụ trẻ em và cửa hàng tiện lợi.
Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định được nhượng quyền thương mại đã và đang khẳng định được vị thế và vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ hơn để kiểm soát và phát triển hình thức kinh doanh này.
>>> Xem thêm: Hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất
III. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu:
1.Hồ sơ nhượng quyền thương hiệu:
Để hoàn thành thủ tục nhượng quyền thương hiệu khách hàng cần chuẩn bị:
- 02 bản gốc được công chứng hoặc 02 bản sao có xác nhận của Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
- Bản gốc giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu đã đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ.
- 01 Bản sao y và đã được công chứng của giấy phép Kinh doanh hay giấy phép đầu tư của doanh nghiệp chuyển nhượng.
Sau khi hoàn tất các thủ tục nhượng quyền thương hiệu khách hàng có thể đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại.
2. Thủ tục nhượng quyền thương hiệu:
Thủ tục này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP. Theo đó: Trường hợp nhượng quyền thương mại cho thương nhân ở trong nước thì không yêu cầu phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền. Tuy nhiên, dù không phải thực hiện thủ tục đăng ký thì bạn cũng phải thực hiện chế độ báo cáo đối với Sở Công Thương về hoạt động này.
Về mặt sở hữu trí tuệ, nếu nhãn hiệu đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì căn cứ theo Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ 2005, khi muốn chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thương nhân phải làm hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và phải đăng ký hợp đồng này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì tại Điều 26 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
>>> Xem thêm: Các hình thức nhượng quyền thương mại 2021
Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW về nhượng quyền thương hiệu mới nhất. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến vấn đề nhượng quyền thương hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An