banner

Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất

Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất là một bản kết luận cuối cùng về kết quả của quá trình giám định pháp y tử thi. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất là gì?

Kết luận giám định pháp y tử thi là một bản tường trình cuối cùng về kết quả của quá trình giám định pháp y tử thi. ao gồm các thông tin về nguyên nhân tử vong, thời gian tử vong, và bất kỳ thông tin nào khác có thể ảnh hưởng đến quá trình xác định nguyên nhân tử vong. Kết luận này có thể được sử dụng trong các quá trình pháp lý hoặc y tế để xác định trách nhiệm và hỗ trợ quyết định về việc chăm sóc sức khỏe và pháp luật.

Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi được dùng để báo cáo kết quả sau khi hoàn thành công tác giám định tử thi.

>>> Xem thêm: Văn bản yêu cầu giám định trong lĩnh vực thanh tra quản lý nhà nước

2. Đối tượng giám định tử thi, nhân lực thực hiện giám định pháp y

  • Đối tượng giám định tử thi là: tử thi hoặc phần cơ thể

Người thực hiện giám định pháp y bao gồm:

a) Giám định viên pháp y;

b) Người giúp việc cho giám định viên pháp y.

Số lượng người thực hiện giám định:

a) Giám định lần đầu: 02 giám định viên và 02 người giúp việc;

b) Giám định lại: 03 giám định viên và 02 đến 03 người giúp việc;

c) Giám định lại lần thứ hai hoặc giám định lại trong trường hợp đặc biệt: Tối thiểu có 03 giám định viên và 03 người giúp việc.

Trong trường hợp thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp có nhiều đối tượng cần giám định pháp y, thủ trưởng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y căn cứ vào nhân lực của đơn vị để phân công và phối hợp với các đơn vị thực hiện giám định khác, bảo đảm về tiến độ, nhân lực, thời hạn giám định.

3. Quy trình giám định pháp y tử thi

Bước 1: Khám ngoài, Nhận dạng tử thi

– Mô tả tư thế tử thi.

– Mô tả sự liên quan giữa tử thi và hiện trường (nếu khám nghiệm ở hiện trường).

– Mô tả đặc điểm trang phục: Màu sắc, cũ mới, kiểu quần áo, nhãn hiệu quần áo,… Dấu vết trên quần áo.

– Mô tả các vật dụng, tư trang, giấy tờ của nạn nhân; vị trí của tư trang trên tử thi, tại hiện trường,…

– Xác định giới tính tử thi.

– Đánh giá tình trạng tử thi: Thể trạng (cao, thấp, gầy, béo,…); lạnh tử thi; đo thân nhiệt tử thi (nếu cần thiết).

– Đánh giá tình trạng cứng tử thi, hoen tử thi (đặc điểm, vị trí, mức độ, giai đoạn); tình trạng phân hủy tử thi.

– Mô tả tóc: Độ dài, thẳng quăn, màu tóc.

– Mô tả mắt, lông mày, tai, mũi, miệng, cằm.

– Mô tả đặc điểm răng: Răng thật, răng giả, loại răng giả,…

– Mô tả các vết sẹo, các vết xăm, các dị tật, dị dạng (nếu có),…

Kiểm tra, đánh giá bên ngoài tử thi

Bước 2. Khám trong

Đầu: Đánh giá tình trạng da, cơ vùng đầu

– Đánh giá tình trạng xương sọ (bình thường, dị tật, vỡ xương,…).

– Đánh giá tình trạng não: Màng não, nhu mô não, tiểu não, cầu não, hành não, các não thất, hệ mạch máu não,…

Cổ:

– Kiểm tra đánh giá tổ chức phần mềm dưới da, cơ. Lưỡi, cuống lưỡi, thành sau họng.

– Kiểm tra đánh giá xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn, tuyến giáp, khí quản.

– Kiểm tra đánh giá bó mạch cảnh hai bên, cột sống cổ.

Ngực:

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng tổ chức dưới da, cơ thành ngực.

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng hệ thống xương sườn, xương ức, tuyến ức.

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng hố ngực, màng phổi, dịch màng phổi.

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng phổ

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng tim, cơ hoành, cột sống ngực.

Bụng:

– Kiểm tra, đánh giá da, tổ chức dưới da, cơ thành bụng, tình trạng ổ bụng, mạc nối, các tạng trong ổ bụng.

– Kiểm tra, đánh giá âm đạo, tử cung, buồng trứng (đối với nữ).

– Kiểm tra, đánh giá tình trạng các mạch máu ở bụng, khung chậu, thắt lưng.

Tay, chân:

Các tổn thương rách da, bầm tụ máu dưới da, gãy xương để xác định tổn thương có trước chết hay sau chết

Bước 3 Kết thúc khám nghiệm

– Khâu vết mổ và các vết thương nếu có.

– Vệ sinh sơ bộ tử thi.

– Họp hội đồng khám nghiệm giải quyết các yêu cầu của giám định (nếu cần).

– Sau khi khám nghiệm tử thi cần có đánh giá, nhận định sơ bộ.

Bước 4: Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm

Bước 5. Khám nghiệm hiện trường

Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.

Bước 6. Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia

Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

Tổng hợp, đánh giá kết quả và kết luận giám định

Tổng hợp các kết quả chính:

Cuối cùng là: Kết luận giám định pháp y tử thi căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời nội dung các câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.

Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký

4. Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất

Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi hiện nay sử dụng mẫu số 14a được ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT.

 

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC(1)

Số:…/KLGĐTT-…(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(3)…, ngày… tháng… năm 20…

 

 

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Năm sinh:  ……………………………………..          Giới tính: Nam  £   Nữ  £

Địa chỉ:  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Trình độ văn hóa: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Dân tộc: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôn giáo: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Quyết định trưng cầu giám định pháp y số…/…ngày…. tháng…..năm…của (ghi tên cơ quan trưng cầu giám định).

Chúng tôi: (ghi họ tên và chức danh của giám định viên)

1……………………………………………………………………………………….. – Giám định viên.

2……………………………………………………………………………………….. – Giám định viên.

3……………………………………………………………………………………….. – Giám định viên.

Với sự trợ giúp của: (ghi họ tên của những người giúp việc cho giám định viên)

1……………………………………………………………………………………….. – Người giúp việc.

2……………………………………………………………………………………….. – Người giúp việc.

3……………………………………………………………………………………….. – Người giúp việc.

Đã tiến hành giám định tử thi………..( ghi họ tên nếu xác định được danh tính tử thi, nếu không xác định được danh tính thì ghi “không rõ danh tính”); vào hồi…giờ….phút, ngày…tháng…năm…….tại………….(ghi địa điểm, điều kiện tiến hành giám định).

I. TÌNH HÌNH SỰVIỆC

Tóm tắt tình hình sự việc theo Quyết định trưng cầu giám định.

II. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ, TÀI LIỆU

Hồ sơ, tài liệu gồm: (liệt kê các hồ sơ, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp).

Nội dung yêu cầu giám định: (ghi đầy đủ nội dung yêu cầu giám định theo Quyết định trưngcầu).

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: (tóm tắt các điểm chính theo hồ sơ, tài liệu do cơ quan trưng cầu cung cấp, ghi thông tin định hướng cho khám và kết luận).

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH, KẾT QUẢ

  1. Khám nghiệm tử thi

1.1. Khám ngoài: (mô tả chi tiết)

– Tư thế tử thi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Đặc điểm trang phục và vật dụng mang theo:………………………………………………………………………………………………………………….

– Đầu, mặt:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Cổ:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Ngực:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Bụng:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Lưng:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Mông:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Cơ quan sinh dục:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Hậu môn:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Bộ phận khác:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1.2. Khám trong: (mô tả chi tiết)

– Đầu:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Cổ:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Ngực:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Bụng:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Tay: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Chân: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Xét nghiệm, giám định khác: (mô bệnh học, độc chất, ADN,…)

Ghi kết quả.

  1. Nghiên cứu mẫu vật, thực nghiệm, hiện trường: (nếu có)

Ghi tóm tắt kết quả.

  1. Hội chẩn, ý kiến chuyên gia: (nếu có)

Ghi tóm tắt kết quả.

IV. KẾT LUẬN

  1. Các kết quả chính:

– Kết quả khám nghiệm.

– Kết quả xét nghiệm, giám định khác (mô bệnh học, độc chất, ADN,…).

– Kết quả khác (nếu có).

  1. Kết luận:

– Kết luận nguyên nhân chết.

– Kết luận khác (nếu có).

 GIÁM ĐỊNH VIÊN

(Tất cả giám định viên ký và ghi rõ tên)

 THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức trình văn bản. Trường hợp có cơ quan cấp trên trực tiếp thì ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp ở trên tên cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản.

(3) Địa danh.

(4) Kết luận giám định được in thành 02 bản, trong đó 01 bản trả cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định và 01 bản lưu tại cơ quan giám định.

(5) Bản ảnh in màu kèm theo Kết luận giám định, nếu in ảnh trực tiếp thì không phải đóng dấu giáp lai, nếu dán ảnh rời thì phải đóng dấu giáp lai.

(6) Trong trường hợp giám định bổ sung thì ghi “Kết luận giám định bổ sung…”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các quy định mới về thủ tục Mẫu kết luận giám định pháp y tử thi mới nhất của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An