banner

Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký

Hiện nay, một số giao dịch bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, các bên liên quan ký vào văn bản, thể hiện ý chí của mình. Vì vậy mà ngày càng có nhiều hiện tượng giả mạo chữ ký của người khác để đạt được mục đích cá nhân. Khi phát hiện bị giả mạo chữ ký, người bị hại có quyền yêu cầu giám định chữ ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy đơn yêu cầu giám định chữ ký là gì? Ai có quyền yêu cầu giám định chữ ký? Quyền và nghĩa vụ người yêu cầu giám định chữ ký; Thẩm quyền giám định chữ ký? Thủ tục giám định chữ ký?  Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký là gì ?

Chữ ký là những căn cứ quan trọng để có thể kết luận sự việc đang được xác minh, điều tra là đúng hay giả tạo. Vì vậy việc giám định, kết luận phải được dựa trên những kiến thức chuyên môn và sự can thiệp của các công cụ, công nghệ hỗ trợ chuyên dụng. Khi có yêu cầu giám định chữ ký, đương sự cần tiến hành nộp đơn yêu cầu giám định chữ ký đến cơ quan có thẩm quyền

Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký là văn bản yêu cầu do đương sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan lập ra để yêu cầu về việc xác nhận lại chữ ký của một người mục đích chứng minh có phải do chính người đó ký vào văn bản đó hay không?

>>> Xem thêm: Mẫu xin đơn xác nhận dân sự 

2. Giám định chữ ký là gì?

Giám định chữ ký là một hình thức của giám định tư pháp. Theo đó người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn liên quan đến chữ ký thật, giả trên tài liệu, chứng cứ trong hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.

3. Ai có quyền yêu cầu giám định chữ ký?

  • Người trưng cầu giám định: bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Người yêu cầu giám định: bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cấp

         Người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.

4. Thẩm quyền giám định chữ ký

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định cá nhân/tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:

Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.

Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

5. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định chữ ký

   Người yêu cầu giám định có quyền:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c) Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

   Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp. Và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định. Thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

c) Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

6. Hồ sơ, trình tự thủ tục yêu cầu giám định chữ ký

   Bước 1: Người yêu cầu giám định gửi hồ sơ yêu cầu giám định đến cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. bao gồm:

  • Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết
  • Đối tượng giám định (Văn bản có chứa chữ ký, chữ viết cần giám định)
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

   Bước 2: Xem xét hồ sơ

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tố tụng dân sự

7. Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký

Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

…………….., ngày ……. tháng ….. năm 2022

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Trưng cầu giám định chữ viết)

         Kính gửi:   Tòa án nhân dân

Tôi tên: ……………………………………………………….. Sinh ngày : ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:   ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi hiện nay đang là   …………………… (tham gia vụ kiện dân sự, hình sự,…) và tôi đang gặp vấn đề về  việc xác nhận chữ viết trong …………………………………….. ở đâu là của ai)

Dựa trên yêu cầu thực tế và cấp thiết của việc giám định chữ viết để phục vụ cho việc giải quyết…………………………………… (vụ án hình sự, dân sự,….)………..

Nay tôi có đơn này, kính đề nghị Quý tòa ra Quyết định trưng cầu giám định đối với …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cụ thể như sau:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết. Xin chân thành cám ơn./

 

Các giấy tờ kèm theo:
…………………………………………..
…………………………………………..

Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An