banner

Bàn về ly thân trong pháp luật Việt Nam

ban-ve-che-dinh-ly-than-trong-phap-luat-viet-nam.

Ly thân trong pháp luật Việt Nam hiện là vấn đề nhiều cặp vợ chồng quan tâm, nhất là khi đời sống hôn nhân vợ chồng gặp phải trục trặc. FBLAW trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin xoay quanh chủ đề này.

1. Ly thân là gì? Đặc điểm ly thân

a. Định nghĩa về Ly thân (Separation)

“Ly thân” là khái niệm, ngôn ngữ thông thường trong đời sống xã hội, chỉ hai người đã đăng ký kết hôn hợp pháp nhưng không còn sống chung với nhau nữa.

Các văn bản pháp lý hiện hành chưa có quy định trực tiếp về chế định ly thân. Thuật ngữ ly thân có thể được hiểu là “tình trạng pháp lý, theo đó vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau do cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của hai vợ chồng hoặc của vợ, chồng” (theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại khoản 10 Điều 8).

Theo pháp luật hiện hành, cụm từ “ly thân” chỉ xuất hiện, quy định tại Điểm a.2 Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP- để viện dẫn giải thích cho Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình.
  • Hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình; trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được:
  • “Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. Tức là nếu thực tế cho thấy vợ, chồng đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục vẫn tiếp tục sống ly thân thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được” (Điểm a.2 Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
 ban-ve-che-dinh-ly-than-trong-phap-luat-viet-nam.

ban-ve-che-dinh-ly-than-trong-phap-luat-viet-nam.

b. Đặc điểm của ly thân,

Cùng bàn về ly thân trong pháp luật Việt Nam, hiện ly thân không phải là một chế định được pháp luật nước ta quy định. Về mặt lý luận, ly thân mang một số đặc điểm sau:

  1. Ly thân là quyền của vợ chồng, là giải pháp hòa giải tạm thời nhằm giải quyết những trục trặc, vướng mắc trong đời sống hôn nhân vợ chồng.
  2. Căn cứ của việc ly thân cũng tương tự như căn cứ của việc ly hôn. Khi đời sống hôn nhân thực tế diễn biến trầm trọng, các bên không còn yêu thương, tôn trọng nhau. Kéo theo đó là đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Và thậm chí có thể xuất hiện quan hệ ngoại tình, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.
  3. Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Ở giai đoạn ly thân, các bên vẫn có các trách nhiệm chung với nhau như:
  • Cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con cái;
  • Nghĩa vụ chung thủy 1 vợ 1 chồng;
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng và trợ giúp lẫn nhau;…

Thực tế họ vẫn đang là những người có vợ (chồng). Vợ chồng không được phép kết hôn, sống như vợ chồng với người khác.

2. Tìm hiểu về ly thân trong pháp luật nước ngoài

Theo pháp luật một số quốc gia tiêu biểu như tại Cộng hòa Pháp và Vương Quốc Anh. Ly thân là một chế định pháp luật hôn nhân đặc thù:

  • Chế định ly thân theo pháp luật Cộng hòa Pháp: Quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp. Theo đó, đây được hiểu là sự giảm độ gắn kết quan hệ vợ chồng, là sự hủy bỏ nghĩa vụ sống chung vợ chồng. Nhưng vẫn phải duy trì các nghĩ vụ chung thủy, tương trợ và giúp đỡ nhau. Quyết định ly thân có hiệu lực trên cơ sở phán quyết của Tòa án có thẩm quyền, dựa trên những căn cứ và điều kiện tương tự như chế định ly hôn.
  • Tại Vương Quốc Anh, ly thân được hiểu là việc đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung. Chỉ còn tồn tại nghĩa vụ trung thành và không thể thiết lập cuộc hôn nhân mới. Việc ly thân có thể được quyết định bởi Tòa án (ly thân tư pháp). Nhưng cũng có thể trên cơ sở thỏa thuận thống nhất của vợ chồng – trường hợp này được gọi là ly thân bởi Chứng thư ly thân.

Tùy theo nguồn gốc pháp luật và đời sống thực tiễn, các quốc gia đều tiếp cận ly thân dưới những góc độ đặc thù phù hợp với văn hóa đặc thù của đất nước.

>>Xem thêm: Ly hôn giả tạo bị xử lý như thế nào?

 Ly hôn thế nào khi không đăng ký kết hôn?

3. Mục đích và ý nghĩa của ly thân.

a. Mục đích

Ly thân được hình thành nhằm hướng đến các mục đích sau:

  • Biện pháp hòa hoãn trước mắt, tạm giải quyết mâu thuẫn vợ chồng;
  • Là tiền đề, căn cứ của việc khi hôn nhân chưa chấm dứt nhưng có cơ sở để điều chỉnh các quan hệ nhân thân, tài sản, con cái;
  • Là cơ sở bảo đảm sự minh bạch, và công khai trong các giao dịch dân sự.

b. Ý nghĩa

Việc quy định ly thân sẽ trở nên rất có ý nghĩa cho quan hệ pháp luật giải quyết các vấn đề hôn nhân vợ chồng:

  • Các bên sẽ có thời gian nhìn nhận lại mối quan hệ hôn nhân, hạn chế những tranh cãi, xung đột vợ chồng. Hướng đến việc nhìn nhận bản thân, hòa hợp và đoàn tụ vợ chồng sau những mâu thuẫn, cãi vã.
  • Nếu ghi nhận chế định ly thân trong pháp luật, nó sẽ là cơ sở và tiền đề của các thủ tục pháp lý ly hôn. Từ đó tạo điều kiện cho việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để chấm dứt quan hệ hôn nhân, vợ chồng.
 ban-ve-che-dinh-ly-than-trong-phap-luat-viet-nam.

ban-ve-che-dinh-ly-than-trong-phap-luat-viet-nam.

4. Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong pháp luật Việt Nam.

  • Pháp luật nước ta hiện hành không quy định về chế định ly thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong thực tiến xét xử tại Tòa án, ly thân vẫn được xem là một sự kiện tạo căn cứ cho việc ly hôn. (Điểm a.2 Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
  • Với những giá trị về ý nghĩa và mục đích của chế định pháp luật ly thân. Có thể nhận định rằng đây là một sự kiện tất yếu trong chế định ly hôn vợ chồng. Việc điều chỉnh toàn diện và cụ thể các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân là điều tất yếu. Nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng lập pháp của quốc gia. Do vậy, chế định ly thân không thể nằm ngoài quy luật vận hành quan hệ pháp luật hôn nhân.
  • Đâylà một trong những cơ sở nhằm đảm bảo toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp giữa vợ chồng. Tạo cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở thực tiễn, giúp định hình quan hệ vợ chồng theo hướng tích cực trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

Trên đây là một số thông tin và quy định của pháp luật về Bàn về chế định ly thân trong pháp luật Việt Nam. Khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để biết thêm thông tin chi tiết liên và được hỗ trợ tư vấn.

>>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn ly hôn miễn phí .

                          Chi phí khi ly hôn là bao nhiêu.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737 & 1900.0888.37
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • FanpageCông ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.