Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất là chế độ mà người lao động quan tâm khi tham gia bảo hiểm tại công ty. Quý khách hàng hãy cùng FBLAW tìm hiểu một số vấn đề pháp lý về thủ tục này nhé.
1. Cơ sở pháp lý
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được quy định tại các văn bản pháp lý sau:
- Luật việc làm số 38/2013/ QH13;
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP;
2. Đối tượng tham gia làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật, đối tượng tham gia, làm thủ bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).
- Nếu người lao động có ký hợp đồng với nhiều công ty thì công ty đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Người lao động.
- Những hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên ký trước tháng 01/2015 mà có giá trị trong năm 2015, (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa tham gia BHTN, thì doanh nghiệp phải làm thủ tục tham gia BHTN từ tháng 1/2015.
Đặc biệt lưu ý:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
>>>Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất.
3. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật, điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trương hợp sau:
- Người lao động động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
4. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu số 03, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH);
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
4.1. Nộp hồ sơ:
- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (K1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
- Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ theo đường bưu điện, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4.2.Đặc biệt lưu ý:
- Nếu vượt quá 3 tháng thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp do không đủ điều kiện hưởng. Khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không bị mất mà sẽ được cộng dồn vào lần sau. (Theo quy định tại Điều 45 Luật việc làm năm 2013).
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục. Được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
– Việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu = Tổng thời gian đóng bảo hiếm thất nghiệp – Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.
– Trường hợp người lao động quên hoặc chưa kịp làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì được bảo lưu trong các lần kế tiếp.
>>>Xem thêm: Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất.
Trên đây là một số thông tin và quy định của pháp luật về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để biết thêm thông tin chi tiết liên và được hỗ trợ tư vấn.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 038.595.3737
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.