banner

Thủ tục Hoà Giải trong vụ án ly hôn

 

Hòa giải là cách tốt nhất để hai vợ chồng đoàn tụ. Ly hôn vốn là việc chẳng ai mong muốn. Tuy nhiên, Tòa án có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết ly hôn? Các trường hợp nào không được hoà giải? Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết về “Thủ tục Hoà giải trong giải quyết ly hôn”. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Thủ tục hòa giải ly hôn là gì?.

Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích:

Hòa giải ly hôn là khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Như vậy, Hòa giải ly hôn là giải quyết xung đột giữa vợ, chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba có thể là người của cơ sở hòa giải hoặc Tòa án.

                                                                                           (Ảnh minh hoạ)

>>>Xem thêm:Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

2. Nguyên tắc hoà giải trong ly hôn

Trong hôn nhân, gia đình, khi hòa giải một vụ ly hôn, cần phải dựa vào các nguyên tắc:

– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;

– Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, buộc vợ, chồng phải hòa giải mà không theo ý nguyện của họ;

– Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Thủ tục hòa giải trong ly hôn

3.1. Hòa giải ở cơ sở.

Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định :

 “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

Như vậy, Hòa giải tại cơ sở được thực hiện khi hai bên có nhu cầu. Đây là thủ tục không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau.

3.2 Hòa giải tại Tòa án.

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn,Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự:

– Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự; Phân tích kết quả của việc nếu hai vợ chồng đoàn tụ;

– Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, yêu cầu, căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);

– Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

– Bước 4: Tòa án lập biên bản và ra các quyết định:

  • Công nhận sự thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng;
  • Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử…

                                                                                      (Ảnh minh hoạ)

>>>Xem thêm:Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

4. Các trường hợp không thực hiện hòa giải ly hôn

Theo Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

* Vụ án dân sự không được hòa giải:

Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

* Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Thủ tục Hoà giải trong vụ án ly hôn ” của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An