banner

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ giúp quý khách hàng biết được mình cần xin loại phiếu lý lịch tư pháp nào. Vậy  phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2 có điểm gì khác nhau? Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

I. Lý lịch tư pháp là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Là phiếu ghi các án tích chưa được xoá và không ghi các án tích đã được xoá. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Là phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

II. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Về đối tượng được cấp

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo Điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định đối tượng được cấp Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho:

+ Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 

+ Cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

2. Về mục đích cấp Phiếu lý lịch tư pháp

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,…

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,…

3. Nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp

* Theo quy định tại Điều 42 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 1 có các nội dung sau:

– Thông tin về người được cấp;

– Thông tin về tình trạng án tích. Trong phần này,  Lý lịch tư pháp số 1 sẽ ghi rõ ràng như sau:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. Tức là đây là thông tin không bắt buộc trên Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.

* Theo quy định tại Điều 43 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp số 2 ghi các nội dung sau:

– Thông tin về người được cấp;

– Thông tin về tình trạng án tích, trong phần này, Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi rõ:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

– Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây là thông tin bắt buộc và người yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp số 2 không có quyền chọn có ghi thông tin này hay không.  

4. Ủy quyền thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Được phép ủy quyền.

Theo khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: phiếu lý lịch tư pháp số 2 thể hiện đầy đủ các án tích, bao gồm cả những án tích đã xóa nên nhằm bảo đảm nguyên tắc tộn trọng và bảo đảm quyền của cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được thực hiện ủy quyền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, người có yêu cầu phải trực tiếp thực hiện thủ tục này. 

III. Dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Công ty luật FBLAW

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Công ty Luật FBLAW với đội ngũ các luật sư, chuyên viên giỏi rất hân hạnh khi được đồng hành cùng quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý. Đến với FBLAW, Quý khách có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp sẽ được:

– Tối giản giấy tờ cần nộp,

– Tiết kiệm thời gian, không sợ sai sót phải làm đi làm lại nhiều lần,

– Xử lý nhanh các trường hợp hồ sơ cần làm gấp,

– Tư vấn quy trình thủ tục đơn giản, nhanh gọn,

– Thay mặt nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia

– Thực hiện một số công việc khác.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin sau:

  • Bản chụp từ bản chính CMND/CCCD và hộ khẩu (đối với người Việt Nam);
  • Bản chụp từ bản chính visa đã từng đến Việt Nam và hộ chiếu có chữ ký của người trên hộ chiếu (đối với người nước ngoài/người không quốc tịch).

>>>Xem thêm:Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và  phiếu lý lịch tư pháp số 2 ” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An