Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.
Phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015
Tiêu chí | Chiếm hữu ngay tình | Chiếm hữu không ngay tình |
Khái niệm | Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu | Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu |
Cơ sở pháp lý | Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 |
Chế độ pháp lý | Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật công nhận và bảo vệ trong một số trường hợp:
+ Có thể trở thànnh chủ sở hữu tài sản theo Bộ luật Dân sự quy định; + Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi , lợi tức trong một số trường hợp. |
Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ trong mọi trường hợp |
Bản chất | Người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật | Người chiếm hữu biết rõ tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật |
Hậu quả pháp lý | Người chiếm hữu ngay tình sẽ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng nếu việc chiếm hữu có yếu tố liên tục, công khai thì người chiếm hữu ngay tình được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại và được áp dụng thời hiệu hưởng quyền (Khoản 3 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015):
+ Đối với Bất động sản: nếu trong vòng 30 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015) + Đối với Động sản: nếu trong vòng 10 năm mà không xác nhận được chủ sở hữu tài sản thì người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trở thành chủ sở hữu hợp pháp của động sản đó (Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015) |
Người chiếm hữu không ngay tình buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra (theo Điều 579 và Khoản 1 Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015) |
Tình trạng suy đoán | Ngay tình là trường hợp mặc nhiên thừa nhận của người chiếm hữu theo tình trạng suy đoán (khoản 1 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015) | Nếu người nào cho rằng người chiếm hữu là không ngay tình thì phải chứng minh (khoản 1 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015) |
Trên đây là bài viết của công ty Luật về phân biệt hình thức chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp Quý đọc giả giải đáp phần nào những thắc mắc của bản thân.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
Email: tuvanfblaw@gmail.com
Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trân trọng ./.