banner

Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu

Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu

Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu có sự tác động chặt chẽ, qua lại với nhau. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo nhiều vấn đề cùng thay đổi. Đối với quyền sở hữu trí tuệ, hội nhập toàn cầu đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, đặc biệt giúp mọi cá nhân, tổ chức ý thức rõ hơn về vấn đề bảo vệ quyền và tầm quan trọng của việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1.Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.

2. Các biện pháp đăng ký sở hữu trí tuệ:

Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, Luật SHTT quy định các biện pháp khác nhau để đăng ký sở hữu trí tuệ như sau:

Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu
  • Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích.
  • Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp.
  • Logo, thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu.
  • Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn.
  • Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ

>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

3. Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đều công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. SHTT thực sự đóng vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới – sáng tạo để phát triển tài sản trí tuệ quốc gia cả về số lượng và giá trị, góp phần nâng cao năng lực sáng tạo và tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Có thể thấy, tạo dựng quyền SHTT là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay. Một quốc gia có hệ thống SHTT vững chắc có thể thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế thương mại. Đó là cơ sở, là tiền đề để quốc gia có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu của mình. Ngược lại, nếu hệ thống sở hữu trí tuệ lỏng lẻo sẽ tạo ra những khiếm khuyết và kẽ hở cho việc xâm phạm bản quyền, sao chép bừa bãi những sản phẩm trí tuệ cũng như tăng sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Sở hữu trí tuệ trong thời đại hội nhập quốc tế có vai trò rất lớn.

Trong môi trường hội nhập toàn cầu, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người sáng tạo khỏi việc sao chép trái phép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Một trong những vai trò đó là thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Một công ty có thể bảo mật tốt về công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa sẽ tạo ra sự tin tưởng của các nhà đầu tư lớn. Hệ thống quyền sở hữu trí tuệ cũng góp phần không hề nhỏ trong quá trình chuyển giao công nghệ. Với một quốc gia vững chắc về sở hữu trí tuệ sẽ có cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với một quốc gia chậm phát triển và hệ thống sở hữu trí tuệ lỏng lẻo.

Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu

Tại các nước phát triển, xây dựng một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh là một đòi hỏi bức thiết bởi lẽ:

Trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến một mặt cho phép sản xuất số lượng lớn hàng hóa, mặt khác nó cũng dẫn đến sự ra đời của vô số nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và bí mật thương mại. Chính vì vậy, sự phát triển không ngừng của các đối tượng SHTT đòi hỏi phải có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh.

Giải pháp để bảo vệ “chất xám, công sức” của doanh nghiệp đó là:

Việc thúc đẩy sự phát triển của quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại hội nhập toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng các chính sách và pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả và công bằng. Đồng thời, cần tăng cường hệ thống quản lý và giám sát để đảm bảo việc thực thi các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện đúng đắn và đồng đều trên phạm vi toàn cầu.

>>> Xem thêm: Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các quy định mới về Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An