banner

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có phải là thương hiệu? Nhãn hiệu có phải là logo? Đây là những thắc mắc của rất nhiều thương nhân, doanh nghiệp. Bởi lẽ, không phải ai cũng nắm rõ khái niệm này. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ…. Từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại.

Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều chủ nhãn hiệu không hiểu nhãn hiệu là gì? Đặc biệt không nhận thức được vai trò, vị trí và giá trị nhãn hiệu đem lại, dẫn đến rất nhiều sự việc “không hay” xảy ra, khiến những quyền lợi của mình bị người khác lợi dụng và chiếm đoạt. Những hành vi này đã và đang diễn ra vô cùng phổ biến, như một hồi chuông cảnh tỉnh đến mọi người.

Nhiều khách hàng khi yêu cầu FBLAW tư vấn đều cần FBLAW làm rõ khái niệm nhãn hiệu đầu tiên, để có cách nhìn đúng, đủ về điều mình sắp làm tiếp theo.

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.

>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Tĩnh uy tín, giá rẻ

Vậy, theo pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu là gì?

Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn.

 Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Do chức năng của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất, cung ứng khác nhau nên một doanh nghiệp có thể sử dụng và đăng ký bảo hộ cho 1 hoặc nhiều nhãn hiệu khác nhau phù hợp với nhu cầu kinh doanh từng chủng loại hàng hóa và từng khu vực cụ thể, miễn là chúng đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật định.

>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không?

Nhãn hiệu và thương hiệu có phải là một?

Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thời gian gần đây khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập.

Khác với nhãn hiệu, thương hiệu không phải là khái niệm được luật hóa quốc tế cũng như trong luật Việt Nam, nên được hiểu và sử dụng chưa thật sự thống nhất và có khi còn bị làm dụng. Thuật ngữ này được sử dụng trong thương mại, tiếp thị và quảng cáo chỉ những dấu hiệu hoặc nhóm dấu hiệu đặc trưng biểu hiện uy tín của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Thương hiệu thường là một trong những tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp trong kinh doanh, đóng góp vào cổ phần, chuyển nhượng tài sản hay chuyển giao quyền sử dụng.

Một thương hiệu có thể là 1 hoặc kết hợp một số yếu tố sau đây:

 Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là gì?
  • Từ ngữ đặc trưng;
  • Biểu trưng (logo);
  • Khẩu hiệu (slogan);
  • Màu sắc;
  • Kiểu dáng;
  • Âm thanh;
  • Mùi vị;
  • Chuyển động;
  • Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng.

Vậy Nhãn hiệu và thương hiệu có điểm liên hệ gì với nhau không?

Câu trả lời là có. Trong nhiều trường hợp mộ thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu. Tuy nhiên, đối tượng đó phải được biết đến rộng rãi hoặc phải đạt được một uy tín nhất định trên thị trường.

Một thương hiệu có thể bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau như: Kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất

Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên việc bảo hộ thương hiệu thường phức tạp hơn và đòi hỏi các biện pháp tổng hợp.

Trên thực tế, tồn tại những khẩu hiệu như “Xây dựng thương hiệu“, “Quảng bá thương hiệu” là nói đến giải pháp tổng thể để tạo dựng thương hiệu trên thị trường, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

 Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là gì?

Tóm lại, nhãn hiệu là một phần của thương hiệu, và để có thể xây dựng được nền tảng thương hiệu vững chắc thì một trong những việc làm đầu tiên mà doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh, sản xuất phải thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu.

Sức mạnh của nhãn hiệu, thương hiệu:

Nhãn hiệu là tài sản vô hình mang lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu là sợi dây kết nối tình cảm tốt đẹp, lời cam kết chất lượng giữa người tiêu dùng và bên cung cấp dịch vụ.

Sở hữu một thương hiệu mạnh là nền tảng để doanh nghiệp thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là dấu ấn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, trong khi đó, thương hiệu thể hiện địa vị, cá tính, phong cách sống của người tiêu dùng, đáp ứng được các nhu cầu về tin thần.

Đặc biệt, sở hữu một nhãn hiệu, một thương hiệu mạnh là niềm tự hào của doanh nghiệp, niềm tự hào của tập thể nhân viên công ty. Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng, của truyền thông khi thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh công ty.

>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ và thời đại của hội nhập toàn cầu

Một lời khuyên của FBLAW đối với những nhà khởi nghiệp sáng tạo: Vấn đề xây dựng thương hiệu là vấn đề lâu dài, không chỉ 1 năm, 2 năm có thể hoàn tất. Tuy nhiên, theo tình hình thị trường nhãn hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng phát triển, rộng rãi, thì việc doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể, để xây dựng nền tảng cơ sở phát triển thương hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Nhãn hiệu là gì?. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • FanpageCông ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

                       48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội