banner

Chủ thể của quyền tác giả tại Nghệ An

Hiện nay việc đăng ký quyền tác giả ngày càng phổ biến. Công ty luật FBLAW chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng về Chủ thể của quyền tác giả tại Nghệ An như sau:

Chủ thể của quyền tác giả tại Nghệ An

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này”.

Theo đó chủ thể của quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

I.Tác giả

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả là việc “sử dụng sức lao động và khả năng suy luận” để tạo ra tác phẩm. Như vậy, sáng tạo là việc tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc của con người.

Chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả. Còn những người cung cấp tư liệu, góp ý kiến cho việc sáng tạo, hướng dẫn khoa học không phải là tác giả của tác phẩm.

Kết quả của lao động do tư duy sáng tạo mang lại phải định hình dưới dạng vật chất nhất định. Điều đó có nghĩa quyền tác giả không phát sinh đối với những ý tưởng sáng tạo. Pháp luật chỉ bảo hộ những ý tưởng về văn học, nghệ thuật và khoa học đã được hình thành tác phẩm và định hình dưới bất kì dạng vật chất nào.

Bên cạnh khái niệm tác giả chúng ta còn có khái niệm đồng tác giả. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Có hai loại đồng tác giả, đó là:

(1) Những người cùng sáng tạo một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng. Trong trường hợp này vị trí của các đồng tác giả gần giống như vị trí của những chủ sở hữu chung hợp nhất.

(2) Những người cùng sáng tác ra một tác phẩm thống nhất mà phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng. Vị trí của các đồng tác giả lúc này sẽ giống như vị trí của những sở hữu chung theo phần.

=> Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là đồng tác giả.

II.Chủ sở hữu quyền tác giả

Theo Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này như sau

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm:

  1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
  2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
  4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Phân loại chủ sở hữu quyền tác giả:

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả:

Trong trường hợp này, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Người sáng tạo là người đầu tư thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất kỹ thuật khác quyết định việc hình thành tác phẩm như việc nhà văn viết tiểu thuyết, nhạc sĩ viết nhạc,…

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả:

Loại này cũng tương tự như loại trên. Thay vì một người độc lập sáng tạo ra tác phẩm, thì hai người trở lên cùng sáng tạo ra tác phẩm.Trong trường hợp có phần riêng biệt, có thể tách ra sử dụng độc lập, không gây phương hại tới phần khác, các đồng tác giả không có thỏa thuận khác thì tác giả của phần riêng biệt là chủ sở hữu đối với phần riêng biệt đó.

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả:

Loại này bao gồm việc sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân giao, như việc họa sĩ của nhà xuất bản sách làm công việc vẽ bìa sách, trình bày minh họa sách và việc sáng tạo được thực hiện theo hợp đồng lao động, như việc “viết thuê ”.

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế:

Di sản của người chết để lại, trong đó có di sản là tài sản trí tuệ. Tùy theo hàng thừa kế thứ nhất thứ hai hay thứ ba, theo quy định của pháp luật thừa kế, ai đó được hưởng quyền đối với di sản văn học, nghệ thuật và khoa học của người chết để lại thì sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền:

Loại này bao gồm các trường hợp của chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả.

  • Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước:

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau:

a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;

b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Kết luận

Như vậy, tác giả là cá nhân, không phải là tổ chức. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, không phải là người hướng dẫn, đóng góp hay kể lại. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân hoặc tổ chức.Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không phải là tác giả.

Bạn muốn đăng ký bản quyền tác giả hãy liên hệ ngay Công ty luật FBLAW chúng tôi, với giá thành rẻ nhất, chất lượng nhất sẽ cung cấp cho quý vị những dịch vụ tốt nhất có thể!