banner

Quyền nuôi con khi ly hôn – Những quy định của pháp luật

quyền nuôi con khi ly hôn - những quy định của pháp luật - fblaw 3

Quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những vấn đề mà các cặp vợ chồng thường hay xảy ra tranh chấp. Bên cạnh những tranh chấp về tài sản, về các khoản nợ chung…thì vấn đề sau ly hôn ai là người nuôi con?, Ai là người cấp dưỡng?, Quyền lợi của con trẻ được bảo vệ ra sao khi vợ chồng ly hôn?…Để giải đáp những thắc mắc này, Công ty Luật FBLAW gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

Ai là người có quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?

Đối với ly hôn thuận tình, cả hai vợ chồng đều có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, nếu người vợ trực tiếp nuôi con thì việc cấp dưỡng sẽ là do người chồng thực hiện và ngược lại. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên vợ chồng.

Đối với ly hôn đơn phương và có tranh chấp về quyền nuôi con thì việc ai là người nuôi con được giải quyết tùy theo từng trường hợp:

– Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc sẽ do người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi thì người bố là người nuôi con.

quyền nuôi con khi ly hôn - những quy định của pháp luật - fblaw

– Trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần giữa người bố và người mẹ. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì Tòa sẽ trao quyền nuôi con cho người đó.

– Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ cân nhắc, tham khảo xem mong muốn lựa chọn được sống cùng với bố hay cùng với mẹ.

Sau khi Tòa án có quyết định ai là người có quyền nuôi con thì bên còn lại phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân – Gia đình 2014, theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.

Bên cạnh đó, tại Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng có những quy định về các trường hợp sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

quyền nuôi con khi ly hôn - những quy định của pháp luật - fblaw 2

Khi không trực tiếp nuôi con thì ngoài quyền thăm nom, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để hỗ trợ về mặt vật chất đối với người nuôi con.

Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình 2014: ““Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Như vậy, người không trực tiếp nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Bạn có thể quan tâm:

Mức cấp dưỡng này trước hết sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận với nhau dựa trên thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng và nhu cầu chi tiêu của người con. Trong trường hợp có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi và việc thay đổi này cũng do các bên thỏa thuận. Nếu giữa các bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định mức cấp dưỡng cho các bên.

Phương thức cấp dưỡng cũng có thể định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc một lần. Điều này là tự thỏa thuận ở các bên.

        >>Tư vấn miễn phí trực tiếp qua Hotline: 0385953737 – Tel: 0973098987

Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Thay đổi quyền nuôi con và xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

Thay đổi quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền được trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Đối với những trường hợp sau đây sẽ có sự thay đổi về quyền được trực tiếp nuôi con:

– Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

– Nếu con trên 7 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

– Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

– Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ

Xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con

quyền nuôi con khi ly hôn - những quy định của pháp luật - fblaw 3

Đối với các trường hợp sau đây sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con:

– Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn.

– Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con.

 

Trên đây là bài viết của công ty Luật FBLAW về nội dung Quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp Quý đọc giả phần nào giải quyết các thắc mắc, băn khoăn của bản thân về vấn đề này bởi đây là một vấn đề có thể kéo dài trong quá trình giải quyết sự việc.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng ./.