banner

Pháp luật có cho phép người gây tai nạn giao thông bỏ trốn khỏi hiện trường?

Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, việc bỏ trốn khỏi hiện trường là điều dễ hiểu. Những lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn vì quá sợ hãi, hoang mang, hoảng loạn khi gặp những sự cố ngoài tầm kiểm soát. Một số người lo sợ sẽ bị người dân xung quanh, hoặc người thân của nạn nhân có những hành vi quá khích, hoặc bị hành hung nếu ở lại hiện trường.

1. Căn cứ quy định pháp luật

Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cũng nêu rõ rằng việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một hành vi bị ngăn cấm. Cần chú ý rằng “bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm” khác với “bỏ trốn để tự vệ”. Điều này có nghĩa rằng bỏ trốn nhưng sau đó đến cơ quan công an trình báo khi đã bình tĩnh hơn là hành vi được phép.

default

Luật GTĐB về việc bỏ trốn khỏi hiện trường tai nạn, cụ thể điều 38, luật giao thông đường bộ quy định rõ:

Người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm như sau:

  • Dừng ngay phương tiện (Nếu bỏ chạy cùng phương tiện gây tai nạn thì hiển nhiên vi phạm pháp luật); giữ nguyên hiện trường (nghiêm cấm hành vi tạo dựng hiện trường giả); cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu (có mặt khi có lệnh triệu tập).
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương (chỉ cần bị thương thì người gây ra tai nạn có quyền rời hiện trường) phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, pháp luật không cấm người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được rời khỏi hiện trường khi người này bị thương phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc có lý do đe dọa đến tính mạng.

Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rời khỏi hiện trường trong các trường hợp trên phải trình báo cơ quan chức năng ngay sau đó. Luật nghiêm cấm việc rời bỏ hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm”.

Rõ ràng, việc lái xe rời bỏ hiện trường với lý do hoảng loạn, thấy người bị nạn nằm bất tỉnh hay sợ phải bồi thường…đều là trái pháp luật. Những người này thậm chí còn có thể bị xem xét khởi tố về hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 102 Bộ luật hình sự.

3. Thực trạng và hướng xử lý

Trước thực trạng nói trên, nhiều chuyên gia cho rằng: Để giảm những tình huống lái xe gây tai nạn rồi trốn tránh trách nhiệm, ngoài việc tăng mức xử phạt còn phải áp dụng song song các biện pháp giao dục, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Nhưng khi mà ý thức của phần lớn người tham gia giao thông là chưa cao thì biện pháp xử phạt thật nặng, phạt nghiêm là hết sức cần thiết để răn đe và giáo dục. Hơn bao giờ hết, những người lái xe cần phải ý thức hơn nữa về trách nhiệm, vai trò của chính mình. Ý thức về cách hành xử về văn hóa giao thông như là một trách nhiệm với cộng đồng. Đạo đức của người lái xe cần được phát huy ngay cả khi người đó đã gây ra tai nạn.