banner

Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nào thì công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ? Hồ sơ, trình tự thực hiện được quy định như thế nào? Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty luật FBLAW  xin gửi đến quý khách hành bài viết sau đây. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 & 0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.

1.  Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông. Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về loại tài sản được sử dụng để hoàn trả phần vốn góp cho cổ đông.

Như vậy, để giảm vốn điều lệ trong trường hợp này, Công ty cổ phần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Công ty chỉ được hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.

– Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp; 

– Phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.

2. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành

Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chia thành hai trường hợp như sau:

a)  Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông.

Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông chỉ áp dụng khi công ty có văn bản yêu cầu mua lại cổ phần do phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty trong vòng 10 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.

Văn bản yêu cầu cần phải nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Công ty và cổ đông có thể thỏa thuận về giá hoặc giấy tờ định giá (công ty giới thiệu ít nhất 3 tổ chức định giá để lựa chọn).

b)  Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty

Theo quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp thì việc giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty được thực hiện với một số điều kiện sau đây:

 – Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng

– Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán (do đại hội đồng cổ đông quyết định)

– Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua

3. Giảm vốn điều lệ trong trường hợp các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định

Căn cứ theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì đối với trường hợp cổ đông không góp đủ vốn đã đăng ký (trong vòng 90 ngày hoặc ngắn hơn do điều lệ công ty quy định) thì trong vòng 30 ngày tiếp theo công ty có trách nhiệm đăng ký giảm vốn điều lệ. Nếu quá 30 ngày, công ty sẽ bị xử phạt hành chính sau đó mới có thể giảm vốn. 

Xem thêm:  Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là gì?

4.  Hồ sơ giảm vốn điều lệ đối với công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ giảm vốn điều lệ CTCP bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ.

– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ.

– Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

– Cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

5.Thủ tục pháp lý để giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Khi thực hiện việc giảm vốn điều lệ,  cần thực hiện các bước sau:     

Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 3: Kê khai mẫu 08- Tờ khai thuế môn bài.

Xem thêm: Dịch vụ giải thể hộ kinh doanh tại Nghệ An 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837 & 0973.098.987
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An