banner

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng?

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng đã thực sự được quan tâm? Một đặc thù đối với tên nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng đó là: Nhãn hiệu mang lại một nguồn lợi khổng lồ, là hình ảnh của các youtuber trong mắt fan, người hâm mộ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, mạng xã hội đang hàng loạt chia sẻ về vấn đề bị mất nhãn hiệu. Và không ai khác, đó chính là sự việc của các youtuber nổi tiếng. Nổi cộm nhất hiện tại là nhãn hiệu “Tam Mao TV” và mới đây là “PEWPEW”. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ nói rõ về vấn đề “Có hay không các Youtuber cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu”?

1. Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng?

Mặc dù các youtuber nổi tiếng sử dụng nền tảng này để tiệm cận với người hâm mộ rất phổ biến. Tuy nhiên, việc nhận thức nhu cầu cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại khá hạn chế. Hiện nay, một trong những youtuber khá cẩn thận và tiến hành đăng ký nhãn hiệu sớm phải kể đến Streamer Độ Mixi (Phùng Thanh Độ). Năm 2019, Độ Mixi đã đăng ký bảo hộ cho thương hiệu Mixi từ năm 2019  với những cái tên Mixi Gaming, Mixi Food, Mixi Cyber, Mixi Coffee, Mixi Shop. Việc làm này đã giúp Độ Mixi tránh được khá nhiều nguy cơ mà các Youtuber trẻ đang phải đối mặt.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
Các nhãn hiệu mà Streamer Độ Mixi (Phùng Thanh Độ) đã đăng ký bảo hộ vào năm 2019

Các Youtuber đang bị “mất” nhãn hiệu:

Trong thời gian gần đây, câu chuyện mất nhãn hiệu của youtuber “Tam Mao TV” đã khiến người hâm mộ “ngã ngửa”. Youtuber này đã rất nổi tiếng trên Youtube với gần 2 triệu lượt theo dõi. Tuy nhiên, bây giờ tên nhãn hiệu này đã được Công ty TNHH truyền thông và công nghệ ASM đăng ký ngày 15/04/2021. Hơn nữa việc đăng ký này đã hoàn thiện xong, chủ đơn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 384530 cho các dịch vụ “Sản xuất phim trừ phim quảng cáo; dàn dựng chương trình truyền hình; dịch vụ giải trí; phóng viên ảnh; trình diễn sân khấu; cung cấp viđeo trực tuyến, không tải về”. 

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
Nhãn hiệu “Tam Mao TV” đã được cấp văn bằng bảo hộ

Khi câu chuyện của “Tam Mao TV” chưa hạ nhiệt thì youtuber có ảnh hưởng PewPew (hơn 3.6 triệu lượt theo dõi) là người tiếp theo vướng vào vòng xoáy này. Cụ thể, nhãn hiệu “PEWPEW” cũng đã bị một cá nhân có tên “Nguyễn Xuân Huy” địa chỉ tại “Khu 5, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ theo đơn số 4-2021-07013 ngày 02/03/2021 cho các dịch vụ “Dịch vụ giải trí; dịch vụ cung cấp các thông tin giải trí thông qua việc đăng trên các trang mạng xã hội (facebook, zalo, youtube, viber, twitter, instagram); làm videos (không phải video quảng cáo); sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình; giải trí trên truyền hình, giáo dục”.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
Nhãn hiệu “PEWPEW” được đăng ký bảo hộ dưới tên chủ đơn “Nguyễn Xuân Huy”

Con số này chỉ dừng lại ở đây?

Câu trả lời dĩ nhiên là không. Kênh của nữ Streamer MisThy cũng đã bị chủ đơn khác đăng ký . Ngoài ra còn có “Sơn Tùng MTP”, “HAM tv”, “TACAZ”, “ISP”,… Nếu bạn là một người quan tâm đến kênh giải trí Youtube thì chắc chắn những cái tên này đã trở nên quen thuộc. Và hiện tại những tên này đều đã được các đơn vị khác đăng ký trước.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
Các nhãn hiệu quen thuộc của người nổi tiếng được đăng ký dưới tên chủ đơn “Nguyễn Xuân Huy”
dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
Những nhãn hiệu được đăng ký dưới tên chủ đơn “Nguyễn Xuân Phương”

Việc đăng ký sẽ không có vấn đề nếu được thực hiện bởi chính những người nổi tiếng hoặc đơn vị quản lý của họ. Vấn đề là những chủ đơn kia hoàn toàn không phải chủ sở hữu thực sự đang phát triển kênh này. Chính vì vậy đây trở thành một mối đe dọa đối với những người nổi tiếng.

2. Chủ đơn Nguyễn Xuân Huy và các chủ đơn khác có có quyền nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên với Cục Sở hữu trí tuệ không?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp” hoặc “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó”. Như vậy, có thể nói việc làm của chủ đơn Nguyễn Xuân Huy và các chủ đơn khác là không sai và họ hoàn toàn có quyền làm việc này.

Điều đó có nghĩa là: Hiện nay pháp luật không có quy định nào hạn chế, ngăn cản việc các chủ đơn trên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, về góc độ khác, chúng ta thật sự có thể suy nghĩ về động cơ, mục đích của các chủ đơn này đối với việc đăng ký nhãn hiệu các nhãn hiệu nêu trên. Sự việc này có một vài bên sẽ chỉ xem đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc là không.

Mục đích ở đây có thể là:

  • Đây là hành động được thực hiện với mục đích cảnh báo và cảnh tỉnh về việc cần phải nhận biết được quyền của mình đối với các kênh mà mình đang phát triển, bảo vệ nền tảng xã hội của mình và cũng chính là bảo vệ hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ của các Youtuber. Đây là một cách hiểu theo góc nhìn tích cực.
  • Đây là hành động nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ nhưng không phải do mình cung cấp. Hành vi này nếu hiểu theo hướng không tích cực là đang cố tình chiếm giữ nhãn hiệu của người nổi tiếng khi họ chưa đăng ký. Sau đó, thu lợi từ việc đăng ký này.

Dù thế nào đi chăng nữa thì hành vi này được thực hiện cũng 1 phần do sự chủ quan, thiếu cẩn trọng của các Youtuber nói riêng và người nổi tiếng nói chung. Là một người có sức ảnh hưởng thì hơn ai hết, các Youtuber cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm. Bởi lẽ đây cũng không phải là những trường hợp đầu tiên vướng phải những rắc rối, bất trắc này.

3. Giải pháp cho các Youtuber trong thời điểm hiện tại:

Mặc dù các nhãn hiệu đã được các chủ đơn khác đăng ký, tuy nhiên, nếu có nguyện vọng, nhu cầu, các Youtuber hoàn toàn có thể ý kiến đối với hành vi này.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng

Làm việc trực tiếp với các chủ đơn đã đăng ký:

Hiện tại, không một đơn vi, tổ chức, cá nhân nào khác ngoài các chủ đơn trên có thể lý giải được mục đích, lý do “tại sao họ lại đăng ký tên nhãn hiệu trên”. Chính vì vậy, một trong những cách làm việc trực tiếp, hiệu quả nhất đó chính là:

  • Các đơn vị quản lý có thể làm việc trực tiếp với các chủ đơn trên. Từ đó đưa ra các giải pháp có lợi cho cả 2 bên.
  • Những Youtuber có thể làm việc và nhận chuyển nhượng đơn từ các chủ đơn trên nếu đạt được sự đồng thuận, nhất trí.

Giải pháp này chính là giải pháp xử lý được vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, giải pháp này có thể tạo ra một tiền lệ xấu trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chính vì vậy khi sử dụng biện pháp này, đơn vị quản lý, youtuber cần cân nhắc kỹ lưỡng, có những lập luận, giải pháp tích cực nhất.

Trình bày ý kiến của bên thứ 3 lên Cục Sở hữu trí tuệ:

Điều 112 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có quy định “Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.”

Hiện tại các đơn nhãn hiệu đang trong thời gian thẩm định nội dung, chính vì vậy các Youtuber và đơn vị quản lý có thể chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trong hồ sơ nêu rõ ý kiến của mình. Việc làm này cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi lẽ nếu được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận thì các youtuber hoàn toàn được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc nộp đơn phản đối là để thể hiện quan điểm của chủ sở hữu đích thực rằng: Việc làm của các chủ đơn trên là không có quy định cấm,  nhưng thể hiện ý chí cố tình chiếm giữ và không lành mạnh trong mục đích nộp đơn đăng ký và cũng để Cục SHTT có thêm căn cứ và chứng cứ để xác minh trong khi thẩm định nội dung đơn đăng ký.

Tuy nhiên, giải pháp này không còn được áp dụng với nhãn hiệu “Tam Mao TV”. Bởi nhãn hiệu này đã được cấp văn bằng bảo hộ.

4. Bài học rút ra đối với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và các vấn đề xoay quanh lĩnh vực này không chỉ những người nổi tiếng cần quan tâm mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào khi tiến hành kinh doanh, sản xuất thì đều phải cân nhắc đến. Như chúng tôi đã đề cập trong những bài viết trước, việc đăng ký bảo hộ này không chỉ giúp ích cho chủ đơn, mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng, người hâm mô và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thiện chí.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm

Trước khi tiến hành việc đăng ký lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các youtuber nổi tiếng có thể kiểm tra xem cái tên mà mình lựa chọn có bị coi là xâm phạm đối tượng Sở hữu trí tuệ nào đang được bảo hộ tại Việt Nam hay không. Việc làm này các youtuber và nhà quản lý có thể tự thực hiện thông qua các điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và tại 1 số công báo như: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php hoặc https://www3.wipo.int/branddb/en/.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng
dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-cua-cac-youtuber-noi-tieng

Nếu không, bạn có thể liên hệ với các đơn vị dịch vụ để việc kiểm tra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Dù không thể bảo đảm 100%, tuy nhiên việc làm này sẽ hạn chế các rủi ro cho các chủ đơn. Từ kết quả của việc kiểm tra thì các youtuber hay người nổi tiếng hoàn toàn có thể điều chỉnh để phù hợp với quy định của pháp luật.

Và ngay sau khi có kết quả tốt thì chúng tôi khuyên rằng: Các bạn, những youtuber nổi tiếng – những người phải công khai tên nhãn hiệu rộng rãi đến người hâm mộ, thị trường internet hãy ngay lập tức, nhanh chóng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể. Đây là việc làm cần thiết, giúp các bạn có thể tự tin, thoải mái trong quá trình hoạt động về lâu về dài. Đặc biệt, trong suốt quá trình đăng ký bạn phải theo dõi đơn đăng ký của mình, đồng thời, nếu có 1 vài bên khác đăng ký tên nhãn hiệu của bạn khi bạn đã được cấp văn bằng bảo hộ thì bạn có thể yêu cầu họ rút đơn để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bạn.

Một vài vấn đề FBLAW muốn gửi đến Quý khách hàng rằng:

Có thể bạn không phải là một KOL (Key Opinion Leader), một người nổi tiếng, một Youtuber triệu view thì bạn cũng đừng nên xem nhẹ vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Chỉ cần bạn đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ nào đấy, bạn đã có được nhãn hiệu cho riêng mình, dù nhãn hiệu của bạn chưa thực sự nổi tiếng thì bạn hãy cứ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể. Đặc biệt, khi thị trường 4.0 phát triển mạnh mẽ, việc tạo cho bản thân sản phẩm, cửa hàng mình 1 điểm nhấn trong mắt khách hàng cũng khiến bạn trở nên chuyên nghiệp, hiện đại hơn bao giờ hết.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Hà Tĩnh

Nếu bạn còn phân vân, còn thắc mắc, xin hãy liên hệ đến Công ty Luật FBLAW. Chúng tôi sẽ tháo gỡ các khó khăn và giúp đơn giản hóa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Quý khách hàng đã dành sự tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.