banner

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất là vấn đề vô cùng quan trọng. Đây là một trong những thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ vấn đề này. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ về kiểu dáng công nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Điều kiện để 1 kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam?

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Có tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên

2. Có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoăc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
  • Đối tương trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

1. Hồ sơ cần cung cấp:

  • 02 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
  • 04 bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Các tài liệu khác (nếu có): Giấy ủy quyền; Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn; Tài liệu xác nhận quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.

2. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: Không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn

3. Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT, cụ thể:

  • Trụ sở Cục SHTT, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến:

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

1. Đối với doanh nghiệp:

Quyền SHTT về kiểu dáng công nghiệp có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính đến việc xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua các hợp đồng li-xăng hoặc nhượng quyền kinh doanh.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp mình. Việc doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác đnưg ký bảo hộ sản phẩm trí tuệ cũng góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp khi các nhà đầu tư yên tâm hơn khi đầu tư cho doanh nghiệp.

Hoặc khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp nào đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ sẽ được Nhà nước đứng ra bảo hộ. Trong thực tế hiện nay, việc nhiều sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác nhau có cùng kiểu dáng, chỉ khác nhau về nhãn hiệu hay màu sắc thường xuyên xảy ra. Vì thế, các doanh nghiệp cần đăng cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp để bảo vệ tài sản của chính mình.

Kiểu dáng công nghiệp được cấp VBBH mang lại những lợi ích sau:

  • Doanh nhiều có nhiều khả năng hơn để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép và bắt chước, và do đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
  • Góp phần thu hồi các khoản đầu tư cho việc sáng tạo và tiếp thị sản phẩm có liên quan, do đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của họ. Kiểu dáng càng thành công thì giá trị của nó đóng góp cho công ty và thương hiệu càng cao;
  • Có thể chuyển nhượng quyền sử dụng(hoặc bán) KDCN cho người khác để thu phí. Nhờ VBBH, doanh nghiệp có thể tham gia vào các thị trường mà theo cách thước khác doanh nghiệp không thể làm được
  • Khuyến khích hoạt động cạnh tranh công bằng và thương mại trung thực, cũng như thúc đẩy việc sản xuất có tính thẩm mỹ cao.

Chính vì những lý do trên, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần có thái độ nghiêm túc trong việc đăng ký và tiến hành mọi thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

2. Đối với xã hội và người tiêu dùng:

Việc thực hiện tốt công tác bảo hộ SHTT nói chung và bảo hộ KDCN nói riêng là bước đệm quan trọng để chúng ta có thể tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập hiệu quả. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT hiệu quả sẽ là 1 yếu tố tiên quyết để chống lại nguy cơ tụt hậu và phát triển đất nước.

Việc doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình và công bố công khai giúp người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng; giúp cho người tiêu dùng có thể trở thành những nhà tiêu dùng thông thái.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 1900.0888.37
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An