banner

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào? Đây là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tài sản là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bởi lẽ pháp luật pháp luật các quốc gia có quy định khác nhau về giải quyết tài sản khi ly hôn. Do đó, để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 & 0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Đặc điểm của ly hôn có yếu tố nước ngoài

– Thứ nhất, về chủ thể: có ít nhất một trong hai bên quan hệ ly hôn là người nước ngoài. Đây có thể là việc ly hôn giữa một người Việt Nam và một người nước ngoài hoặc giữa hai người nước ngoài với nhau. Tuy nhiên, nếu đây là việc ly hôn giữa hai người nước ngoài với nhau thì hai người này phải thường trú ở Việt Nam (Điều 27 Luật HN&GĐ 2014).

– Thứ hai, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hay phát sinh quan hệ ly hôn xảy ra ở nước ngoài. Như vậy, cả khi vợ và chồng đều là người Việt Nam nhưng việc tiến hành ly hôn được thực hiện ở nước ngoài thì đó vẫn là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

– Thứ ba, tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài. Việc ly hôn có thể dduowccj thực hiện bởi hai người mang quốc tịch Việt Nam hoặc không nhưng tài sản liên quan nằm toàn bộ hoặc một phần ở nước ngoài. Khi đó, quan hệ ly hôn được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

2. Nguyên tắc giải quyết tài sản 

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, Điều 59 có nêu lên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nguyên tắc này áp dụng cho cả ly hôn có yếu tố nước ngoài. 

2.1. Tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự đồng thuận của các bên trong việc phân chia tài sản và điều này được thể hiện trong cả chế độ tài sản vợ chồng theo luật định hay theo ước định. Quy định như vậy đáp ứng yêu cầu khách quan của việc vợ chồng muốn tự mình giải quyết tài sản, tránh mang ra tòa làm mất thời gian cũng như sứt mẻ tình cảm giữa đôi bên. Mặt khác, quy định như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong việc giải quyết ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng.

>>>Xem thêm: Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Hà Nội

2.2. Nguyên tắc tôn trọng bảo đảm quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Theo nguyên tắc này, nếu không có thỏa thuận gì khác, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Điều này là hợp lý và thống nhất với các quy định về tài sản có liên quan khác, đặc biệt là quy định về hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất theo nội dung BLDS. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là san bằng mà để đảm bảo tính công bằng và thực tế. Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 cũng như khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 quy định tài sản chung vợ chồng được chia đối nhưng có tính tới các yếu tố như:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; 

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; 

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 

2.3. Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị được hưởng

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Đây cũng là một nguyên tắc nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết của toà án được chủ động và nhanh chóng hơn. Bởi lẽ, trên thực tế, có nhiều tài sản của vợ chồng không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới dạng hiện vật như nhà cửa, ô tô, xe máy, tủ lạnh, điều hòa,… Nếu quy tất cả các tài sản này ra tiền sẽ mất thời gian định giá của các bên cũng như làm phức tạp hoá vụ việc. Vì vậy, nguyên tắc này cho phép việc chia tài sản mà không làm mất đi giá trị sử dụng của chúng.

>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2.4. Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp  của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Đây là một nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo và đề cao giá trị của phụ nữ, trẻ em của pháp luật nước ta. Nó cũng phản ánh đúng tình hình xã hội Việt Nam hiện tại khi mà sau ly hôn, người vợ và con cái thường lại nhiều khó khăn về cả vật chất và tinh thần. Do đó, pháp luật phải tạo điều kiện tối đa và bảo vệ tốt cho những chủ thể này nhằm giúp họ mau chóng ổn định cuộc sống.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngoài” của đội ngũ Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 1900088837
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An