banner

Ngăn chặn giao dịch đất đai đang tranh chấp trong trường hợp nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền ngăn chặn giao dịch đất đang tranh chấp? Được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với giao dịch đất đai đang tranh chấp khi nào? Hãy cùng Công ty Luật FBLAW tìm hiểu bài viết dưới đây. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Căn cứ theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

…..”

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7.Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8.Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9.Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10.Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.

15.Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.”

Như vậy, việc ngăn chặn giao dịch đất đang tranh chấp cũng là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

– Nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.

Có được ngăn chặn giao dịch đất đang tranh chấp không? (Ảnh internet)

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2. Quyền ngăn chặn giao dịch đất đang tranh chấp 

Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người có quyền yêu yêu cầu cầu gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật .

– Cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn giao dịch nhà đất: Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giải quyết được yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với giao dịch đất đai đang tranh chấp 

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ- HĐTP quy định như sau:

– Khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự:

+ Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;

+ Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được.

Do đó, khi rơi vào các trường hợp trên thì Tòa án có thể thực hiện bằng việc ra quyết định ngăn chặn tài sản.

Ngoài ra, liên quan đến việc cấp sổ đỏ thì Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền dừng lại việc yêu cầu cấp sổ đỏ trong trường hợp sau:

Căn cứ Chương II Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được bổ sung bởi khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:

Từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có một trong các căn cứ sau:

–  Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự;Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án;

– Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất.

4.Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu viết đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp.Bao gồm các thông tin sau:

– Thời gian viết đơn yêu cầu (ngày, tháng, năm);

– Thông tin của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email (nếu có).

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Lý do cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Mô tả rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu muốn Tòa án áp dụng, và các yêu cầu cụ thể liên quan đến biện pháp đó.

Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu cần cung cấp cho Tòa án các chứng cứ cần thiết để minh chứng cho sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Người yêu cầu viết đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền xem xét vụ án tranh chấp (Ảnh internet)

>>>Xem thêm:Thủ tục khởi kiện vụ án chia thừa kế về nhà đất

>>>Xem thêm: Nguồn chứng cứ, thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Ngăn chặn giao dịch đối với đất đang tranh chấp” của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An