banner

Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức

  Vào cuối năm, cơ quan, tổ chức nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng nhân viên của từng đơn vị để tổng kết chất lượng lao động qua một năm làm việc. Thông qua phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, viên chức sẽ tiến hành tự đánh giá bản thân qua các tiêu chí cụ thể, đây sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng, sử dụng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật. Vậy phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là gì? Nguyên tắc đánh giá chất lượng viên chức là gì? Các mức xếp loại chất lượng viên chức? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức? Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại viên chức theo quy định hiện hành.

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Một số chức danh nghề nghiệp của viên chức có thể kể đến như là: bác sỹ, giáo viên,…

Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại viên chức là văn bản ghi nhận kết quả tự đánh giá xếp loại chất lượng của viên chức. Đây sẽ là căn cứ để viên chức xem xét để bổ trí, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh, nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với một viên chức.

>>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 

2. Nguyên tắc và tiêu chí xếp loại, đánh giá chất lượng viên chức

Về nguyên tắc xếp loại, đánh giá chất lượng viên chức:

  • Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
  • Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
  • Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

  • Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Các tiêu chí để đánh giá chất lượng viên chức:

  • Chính trị tư tưởng
  • Đạo đức, lối sống
  • Tác phong, lề lối làm việc
  • Ý thức tổ chức kỷ luật
  • Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

3. Các mức xếp loại chất lượng viên chức

Có 4 mức để đánh giá chất lượng viên chức:

  • Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
  • Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
  • Mức hoàn thành nhiệm vụ
  • Mức không hoàn thành nhiệm vụ

4. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Trình tự thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

  • Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:

     a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo biểu mẫu quy định

     b) Nhận xét, đánh giá viên chức

Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.

Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.

Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

     c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.

     d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.

Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.

     đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

  • Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

     a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

     b) Nhận xét, đánh giá viên chức.

Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.

Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.

Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

     c) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.

     d) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

Xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.

>>> Xem  thêm: Mẫu quyết định bổ nhiệm

6. Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

  Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo biểu mẫu số 03 ban hành kèm theo nghị định 90/2020

                                                                                                                                        Mẫu số 03

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC,
ĐƠN VỊ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC

Năm ……….

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Chức danh nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. Chính trị tư tưởng:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Đạo đức, lối sống:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tác phong, lề lối làm việc

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Ý thức tổ chức kỷ luật:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

(xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

(Đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

  1. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

  1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tự xếp loại chất lượng:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

 

 

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

   

 

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC

(Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)
  1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

 

 

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline:  0973.098.987
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An