banner

Mẫu đơn xin nghỉ việc

Mẫu đơn xin nghỉ việc là văn bản hành chính  của người lao động gửi đến người sử dụng lao động trình bày  mong muốn nghỉ việc tại nơi đang làm việc. Đơn xin nghỉ việc là một biểu hiện của hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ lao động. Đơn xin nghỉ việc là căn cứ để bảo đảm quyền lợi người lao động sau khi nghỉ việc. Vậy đơn xin nghỉ việc là gì? Khi nào cần phải viết đơn xin nghỉ việc, các trường hợp không cần viết đơn xin nghỉ việc? Nghỉ việc như thế nào đúng pháp luật? Hậu quả pháp lý khi nghỉ việc trái pháp? Mẫu đơn xin nghỉ việc?

Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc là văn bản hành chính thông báo người lao động gửi tới người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) khi người lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp, đơn xin nghỉ việc là bước đầu tiên trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, để hoàn tất các thủ tục nghỉ việc đúng quy định của pháp luật lao động.

>> Xem thêm: Đơn xin việc

2. Khi nào cần phải viết đơn xin nghỉ việc, các trường hợp không cần viết đơn xin nghỉ việc?

Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động 2019: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Mỗi người lao động sẽ có lý do để xin nghỉ việc khác nhau. Nhưng  khi người lao động có quyết định nghỉ việc thì điều cần làm là viết đơn xin nghỉ việc, và đảm bảo thời gian nộp đơn đúng với quy định pháp luật và tính chất hợp đồng lao động đã kí kết.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người lao động đều phải viết đơn xin nghỉ việc, trong một số trường hợp người lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần viết đơn, cụ thể:

  •  Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại BLLĐ;
  •  Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 97 của BLLĐ này;
  •  Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  •  Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  •  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
  •  Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  •  Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Nghỉ việc như thế nào đúng luật?

Để tránh những tranh chấp phát sinh không mong muốn và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân thì khi quyết định nghỉ việc, người lao động cần đảm bảo việc xin nghỉ việc là đúng pháp luật lao động.

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019, các trường hợp người lao động đương nhiên được chấm dứt hợp đồng lao động gồm có:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết;
  • Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định được FBLAW trình bày ở tiểu mục 2.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

4. Hậu quả pháp lý khi nghỉ việc trái pháp luật

Theo quy định pháp luật, người lao động nghỉ việc trái pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định.

Ngược lại, nếu NLĐ nghỉ việc đúng pháp luật sẽ nhận được:

  • Được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép,
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả giấy tờ khác,
  • Được nhận trợ cấp thôi việc
  • Được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

5. Mẫu đơn xin nghỉ việc:

Mẫu 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

                                Kính gửi: – Ban lãnh đạo Công ty ……………………………………………………………………………………..

Phòng Nhân sự Công ty …………………………………………………………………………………..

Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày sinh: …………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bộ phận: …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc kể từ ngày ……………..

Lý do xin thôi việc: …………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi thực hiện việc báo trước là: ………… ngày, kể từ ngày làm đơn.

Tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho: ……………………………………………………………………………………………………..

Nội dung các công việc được bàn giao:

……………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

 

Tôi rất lấy làm vinh dự vì thời gian qua đã được gắn bó và làm việc cho công ty. Suốt quá trình công tác, tôi đã may mắn được học tập, và làm quen được nhiều đồng nghiệp cùng môi trường làm việc rất chuyên nghiệp.

Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đã luôn tin tưởng, và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Kính chúc Quý công ty ngày càng thành công, phát triển và lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.

Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc cho đến ngày làm việc cuối cùng.

Kính đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn

                                         ……, ngày …… tháng …… năm……

                                                                                               Người làm đơn

                                                                                                                                         (Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

 

             Kính gửi:   – Ban lãnh đạo Công ty ……………………………………………………………………………………..

Phòng Nhân sự Công ty ………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ……………………………………………………Chức vụ:…………………………………………………………………..
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thời gian đã làm việc tại Công ty : …………………………………………………………………………………………………..
Thời hạn hợp đồng lao động hiện tại:………………………………………………………………………………………………..
Giải trình lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bắt đầu chấm dứt hợp đồng từ ngày:………………………………………………………………………………………………..
Ý kiến của người quản lý trực tiếp: ………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ý kiến của Phòng NS: …………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ý kiến của Giám đốc điều hành: ……………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

                                        Ngày…….. tháng……..năm….…

Người làm đơn Trưởng bộ phận  Phòng NS  Giám đốc điều hành

Trên đây là toàn bộ nội dung tư về đơn xin nghỉ việc của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline:  0973.098.987
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An