banner

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

 

Thương hiệu là gì? Đây là một trong những câu hỏi thường thấy nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ đâu: trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế và trong rất nhiều thứ khác nữa. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Định nghĩa về thương hiệu

Khái niệm này được mọi người sử dụng rất nhiều trên thực tế. Có rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm này với khái niệm nhãn hiệu, logo thương hiệu,… Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này không phải không có lý do. Bởi lẽ giữa các khái niệm này có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau.

Khái niêm này không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật mà được xuất hiện thường xuyên trên báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:

A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.

Tạm dịch là “Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của những người bán khác nhau“.

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):

Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.”

Tạm dịch là: “Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.”

Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?

Ở góc độ truyền thông, Thương hiệu được hiểu theo từ “Hán – Việt”: “Thương” trong từ giao thương, thương mại, buôn bán; “Hiệu” nghĩa là dấu hiệu. Từ đó có thể hiểu rằng “Thương hiêu” là dấu hiệu để nhận biết được dùng trong hoạt đông buôn bán, kinh doanh để tạo ra sự khác biệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu này được thể hiện ở các mặt chủ yếu: đặc điểm vật lý của sản phẩmm chất lượng dịch vụ,…

Hiểu một cách đơn giản hơn thì:

Thương hiệu chính là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi những người trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi nên cho khách hàng, cho đối tác, nhân viên,…. Hay nó còn là “danh tiếng”, “tên tuổi” của một doanh nghiệp

Khi đó, thương hiệu hiện hữu đối với khách hàng đã trải nghiệm nó bao gồm: Đội ngũ nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ và phương thức nhận diện (logo, nhãn hiệu).

>>> Xem thêm: Nhãn hiệu là gì?

2. Tầm ảnh hưởng của nhãn hiệu đối với việc xây dựng thương hiệu

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo ấn tượng đầu tiên trong lòng khách hàng. Tầm ảnh hưởng của nhãn hiệu đối với việc xây dựng thương hiệu có thể kể đến như:

  1. Tạo ra nhận thức khách hàng: Từ những dấu hiệu nhận biết được thể hiện qua Nhãn hiệu giúp khách hàng nhớ đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo ra sự nhận biết và nhận diện về thương hiệu của bạn.
  2. Tạo niềm tin và uy tín: Nhãn hiệu được xây dựng vững chắc trong tiềm thức của đại đa số khách hàng sẽ tạo ra niềm tin và uy tín từ phía khách hàng. Khách hàng thường tin tưởng vào các thương hiệu có nhãn hiệu được thiết kế đẹp và chuyên nghiệp, được xuất hiện phổ biển
  3. Tạo sự khác biệt: Nhãn hiệu giúp tạo ra sự phân biệt và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách xây dựng một nhãn hiệu độc đáo và nhận diện rõ ràng, doanh nghiệp tạo ra sự thu hút và nổi bật trong thị trường.
  4. Tạo sự chuyên nghiệp: Một nhãn hiệu chất lượng giúp tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp và nghiêm túc trong lòng khách hàng. Điều này giúp tăng cơ hội thu hút và giữ chân khách hàng.
  5. Tạo giá trị thương hiệu: Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu và tạo ra các liên kết tương tác với khách hàng. Bằng cách xây dựng một nhãn hiệu mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể tạo ra một cộng đồng ủng hộ và đồng lòng với thương hiệu của bạn.

Mặc dù thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau  khác nhau, tuy nhiên, có thể khẳng định rằng: Nhãn hiệu là nền tảng để xây dựng thương hiệu.

3. Nhãn hiệu được bảo hộ là công cụ pháp lý để bảo vệ thương hiệu

Thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng thực chất đã bao gồm nhãn hiệu. Nhãn hiệu là công cụ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên thị trường. Nhãn hiệu cần được bảo hộ, chứng nhận bởi cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp mới có thể bảo vệ được thương hiệu của mình. Bởi:

  • Nhãn hiệu sẽ chính là một trong những vấn đề chính mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. Nói một cách đời thường, người tiêu dùng thông thái khi gặp những sản phẩm không có nhãn hiệu sẽ không lựa chọn với lý do rằng “chẳng có nhãn mác gì”.
  • Việc xây dựng 1 nhãn hiệu sẽ khiến cho sản phẩm của bạn trở nên “chuyên nghiệp” hơn, uy tín hơn trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy, muốn gây dựng một thương hiệu có tầm ảnh hưởng, không thể không có nhãn hiệu.
  • Bảo hộ thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc bảo hộ mọi khía cạnh truyền thông liên quan đến tất cả những đối tượng mà thương hiệu thể hiện. Tuy nhiên không có khái niệm, hay thủ tục pháp lý nào liên quan đến “bảo hộ thương hiệu” nên việc “bảo hộ nhãn hiệu” là một cách để bảo hộ thương hiệu.

Tuy nhiên, việc có nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại là 2 vấn đề khác nhau. Bởi

  • Nhãn hiệu sẽ không tự động được bảo hộ như quyền tác giả, chính vì vậy, liệu rằng: Nếu đã xây dựng được nhãn hiệu vừa lòng nhưng không thực hiện việc đăng ký thì có ý nghĩa gì không?
  • Dĩ nhiên rằng, nếu nhãn hiệu của bạn là nhãn hiệu nổi tiếng rộng khắp quốc gia và quốc tế thì bạn yên tâm, không cần đăng ký, nhãn hiệu của bạn vẫn được xem là yếu tố loại trừ việc sử dụng và đăng ký các nhãn hiệu tương tự. Nhưng, để 1 nhãn hiệu được xem là nhãn hiệu nổi tiếng lại là vấn đề không hề đơn giản. Và 1 doanh nghiệp, 1 chủ kinh doanh khi bắt đầu kinh doanh, xây dựng thương hiệu có ngày 1 ngày 2 để có được 1 nhãn hiệu nổi tiếng? Câu trả lời là không.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?
  • Và thực tế hiện nay, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng họ vẫn lựa chọn việc đi đăng ký nhãn hiệu tại từng quốc gia. Bởi họ cho rằng: Việc đăng ký bảo hộ và được bảo hộ là con đường rõ ràng, minh bạch, công khai, đơn giản nhất và chi phí để đăng ký bảo hộ cũng không quá cao để họ từ chối phương pháp này.

>>> Xem thêm: Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu chính là phương pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp, cá nhân có thể được pháp luật bảo vệ.

  • Tạo ra thương hiệu độc quyền:

Khi doanh nghiệp, cá nhân đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, họ sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà mình đăng ký;

  • Được bảo hộ bởi cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu:

Nếu có đơn vị khác yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu có yếu tố tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp đó thì đơn vị ấy sẽ không được phép cấp văn bằng bảo hộ;

  • Ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhãn hiệu:

Trường hợp có đơn vị có hành vi xâm phạm, đạo nhái, ăn cắp, doanh nghiệp được cấp bảo hộ có quyền yêu cầu đơn vị đó gỡ bỏ nhãn hiệu, công khai xin lỗi, thậm chí là bồi thường thiệt hại nếu có. Lúc này, chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng khi có yêu cầu.

  • Tăng giá trị thương hiệu và tạo sự tin cậy:

Giá trị thương hiệu và tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng. việc bảo hộ nhãn hiệu cũng giúp thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng với dấu ấn của doanh nghiệp, cá nhân trên thị trường.

Nhận thức được sự quan trọng này, FBLAW có lời khuyên đến mọi doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước: Hãy đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể và xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp mình. Tất cả vì một sự phát triển thịnh vượng.

FBLAW tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, uy tín, luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn mọi thủ tục liên quan nhãn hiệu, thương hiệu đến Quý Khách hàng.

>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các quy định mới về Thương hiệu là gì của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An