banner

Mẫu giấy ra viện

Mẫu giấy ra viện mới nhất 2023 như thế nào là đạt điều kiện để nộp cho công ty hưởng bảo hiểm xã hội. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Mẫu giấy ra viện là gì?

Giấy ra viện là một tài liệu được cung cấp cho bệnh nhân khi đã hoàn tất quá trình điều trị tại bệnh viện và được cho phép xuất viện, Giấy ra viện thường chứa thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kết quả điều trị, các chỉ định và hướng dẫn sau khi xuất viện.

Ngoài ra, giấy ra viện là căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan đến ôm đau, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào các thông tin trên giấy để xác định tình trạng bệnh từ đó xác định mức hưởng BHXH.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội năm 2023 

2. Mẫu giấy ra viện được sử dụng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng nào?

Đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau là người lao động thuộc các trường hợp:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

3. Mẫu giấy ra viện được sử dụng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?

Người lao động thuộc các trường hợp nêu tại mục 2 bài viết được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về chế độ ốm đau trong các trường hợp:

  • Đối với chế độ ốm đau:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

  • Đối với chế độ tai nạn lao động

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

+ Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên.

  • Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp:

–  Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp nêu trên

4. Hồ sơ cùng giấy ra viện để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Đối với hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

– Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Đối với hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Đối với hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp :

–  Sổ bảo hiểm xã hội.

– Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.

Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

>>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật

5. Mẫu giấy ra viện chuẩn nhất

Mẫu giấy ra viện mới nhất được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BYT.

PHỤ LỤC 3

MẪU GIẤY RA VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

BV:……………

Khoa:…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

MS: 01/BV-01

Số lưu trữ:……….

Mã Y tế

…../…../…../……

GIẤY RA VIỆN

– Họ tên người bệnh: ………………………………………………………………………………………………………………………..

– Ngày/tháng/năm sinh: ………./………/………… (Tuổi ……….); Nam/nữ:……………………………………………………………

– Dân tộc: ………………………………….. Nghề nghiệp: ………………………………..………………………………………………

– Mã số BHXH/Thẻ BHYT số …………………………………. 1 ……………………………….……………………………………………..

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….…………………………………………….

– Vào viện lúc: …………giờ ………….phút, ngày ………..tháng …………..năm …………………………………………………….

– Ra viện lúc: ………….giờ ………..phút, ngày ………..tháng …………năm …………..…………………………………………….

– Chẩn đoán ……………………………………2………………………………………………………………………………………….

– Phương pháp điều trị: ………………………..3………………………………………….…………………………………………….

– Ghi chú: ……………………………………….4………………………………………….…………………………………………….

Ngày….. tháng…… năm…...
Thủ trưởng đơvị5
(Ký tênđóng dấu)

Ngày……. tháng…… năm…….
Trưng khoa5
Họ tên………………………………

HƯỚNG DẪN GHI GIẤY RA VIỆN

1 Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT

– Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

– Thẻ bảo hiểm y tế số: ……….. Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

2 Phần chn đoán

– Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT – BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén

– Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”

3 Phần phương pháp điều trị

Ghi chỉ định điều trị (Trường hợp phải đình chỉ thai nghén):

– Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;

– Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

– Ghi rõ tuần tuổi thai (kể cả trường hợp đình chỉ thai ngoài tử cung, thai trứng cần xác định rõ tuần tuổi thai)

Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào …giờ…..phút ngày …/tháng…/năm…

4 Phần ghi chú

Ghi lời dặn của thầy thuốc Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:

– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày), Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày, Trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày: Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày.

– Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là “để dưỡng thai”.

– Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.

– Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.

5 Phần ngày, tháng, năm và chữ ký

– Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.

– Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu giấy ra viện mới nhất 2023 của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An