banner

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật là thủ tục mà người lao động quan tâm sau khi về hưu. Do vậy, với bài viết dưới đây FBLAW sẽ gửi đến cho bạn những thông tin quan trọng về vấn đề này giúp cho độc giả có thể hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội (BHX3H) là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Trên cơ sở này, trong một số trường hợp, những người tham gia BHXH khi có yêu cầu sẽ được giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, trong đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động tại năm 2021 là:

+ Đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ;

+ Đủ 55 tuổi 03 tháng – 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 50 tuổi 04 tháng – 55 tuổi 04 tháng đối với nữ và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

+ Đủ 50 tuổi 03 tháng – 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 45 tuổi 04 tháng – 55 tuổi 04 tháng đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Bất cứ độ tuổi nào khi bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

– Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi 04 tháng mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

– Ra nước ngoài để định cư.

– Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

– Sau 01 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Trong những trường hợp này, nếu có yêu cầu, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội 01 lần.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì?

3. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật

3.1 Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc Nhà nước

Để xác định được số tiền bảo hiểm xã hội một lần, bạn phải xác định được yếu tố quan trọng nhất là: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tại Nhà nước, có toàn bộ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, việc tính mức bình quân tiền lương sẽ phụ thuộc vào thời điểm người đó bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm xã hội là khi nào.

Cụ thể, mức bình quân tiền lương được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương =

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của t năm cuối trước khi nghỉ việc

t x 12 tháng

Trong đó “t” là số năm cuối người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian người lao động bắt đầu tham gia đóng và được xác định cụ thể như sau:

Thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội Số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương (t)
Trước ngày 01/01/1995 5 năm
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 6 năm
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 8 năm
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 10 năm
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 15 năm
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 20 năm
Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, khi tính mức bình quân tiền lương, cần lưu ý pháp luật có quy định về việc điều chỉnh tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để đảm bảo không có sự chênh lệch về giá trị của đồng tiền quá nhiều.

Việc điều chỉnh tiền lương của người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định sẽ được được điều chỉnh như sau:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ, ví dụ tại thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương theo bảng hệ số trượt giá.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội nhận 1 lần:

Anh A là công chức nhà nước, bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 1994, 5 năm gần nhất anh có hệ số lương là 4.00.

Đến tháng 10 năm 2019 anh A nghỉ việc.

Đến tháng 11 năm 2020 anh A làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần và anh A muốn biết cách tính mức lương bình quân hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Theo cách tính bảo hiểm 1 lần được trình bày ở trên thì mức bình quân tiền lương của anh A là:

Mức bình quân tiền lương =

4.00 x 1.490.000 x 60

= 5.960.000 (đồng)

60

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội năm 2021

3.2 Đối với người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tư nhân

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện muốn thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng theo công thức như sau:

 

Mức bình quân tiền lương

 

 

=

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội từng năm x Số tháng đóng bảo hiểm trong năm x Hệ số trượt giá của năm

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó cần lưu ý, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo bảng hệ số trượt giá do Bộ Lao động – thương binh và xã hội ban hành như sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ví dụ 2: Chị Ngọc có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1/2014 đến 12/2014: 3.500.000 đồng

1/2015 đến 12/2015: 4.000.000 đồng

1/2016 đến 06/2016: 5.000.000 đồng.

Tổng thời gian tham gia là 2 năm 6 tháng. Chị Ngọc muốn biết cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Muốn xác định được cách tính tiền lãnh bảo hiểm xã hội của chị Ngọc thì trước hết ta phải tính được mức bình quân tiền lương thời gian đóng bảo hiểm xã hội của chị Ngọc là:

Mức bình quân tiền lương của chị Ngọc  

=

(3.500.000 x 12 x 1.14) + (4.000.000 x 12 x 1.13) + (5.000.000 x 6 x 1.1)

 

= 4.504.000 (đồng)

30

Vậy mức hưởng của chị Ngọc là = 2 x 2,5 x 4.504.000= 22.520.000 (đồng).

3.3 Đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tương tự như công thức tính của người lao động có toàn bộ thời gian làm việc tư nhân.

 

Mức bình quân tiền lương

 

 

=

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội từng năm x Số tháng đóng bảo hiểm trong năm x Hệ số trượt giá của năm

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Đối với chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đến năm 2008 mới áp dụng mức tiền trượt giá vào công thức tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Hệ số trượt giá hiện nay được áp dụng như sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ví dụ: chị Hà tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2018 với thời gian cụ thể như sau:

4/2012 đến 12/2013: 3.800.000 đồng;

1/2014 đến 6/2015: 4.000.000 đồng;

7/2015 đến 12/2017: 4.500.000 đồng;

1/2018 đến 7/2018: 4.700.000 đồng.

Tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của chị Hà là 6 năm 4 tháng. Chị Hà muốn biết cách tính bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Muốn xác định được cách tính tiền lãnh bảo hiểm xã hội của chị Hà thì trước hết ta phải tính được mức bình quân tiền lương thời gian đóng bảo hiểm xã hội của chị Hà là:

Mức bình quân tiền lương của chị Ngọc  

=

(3.800.000 x 9 x 1,26) + (3.800.000 x 12 x 1,18) + (4.000.000 x 12 x 1,14) + (4.000.000 x 6 x 1,13) + (4.500.000 x 6 x 1,13) + (4.500.000 x 12 x 1,10) + (4.500.000 x 12 x 1,06) + (4.700.000 x 7 x 1,03)

 

= 3.980.750 (đồng)

76

Vậy mức hưởng của chị Hà là = (3.980.750 x 1,5 x 1) + (3.980.750 x 2 x 5,5) = 49.759.375 (đồng).

3.4 Đối với người lao động vừa có thời gian làm việc Nhà nước vừa có thời gian làm việc Ngoài Nhà nước

Đối với người lao động vừa có thời gian làm việc tại nhà nước vừa có thời gian làm việc ngoài nhà nước, để tính bảo hiểm xã hội một lần, bạn phải tính riêng mức bình quân tiền lương của từng giai đoạn.

Sau đó lấy trung bình cộng của hai mức này để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính tiền bảo hiểm xã hội một lần.

Nếu quy ước mức bình quân tiền lương trong khoảng thời gian làm tại nhà nước là 1 và mức bình quân tiền lương trong khoảng thời gian làm ngoài nhà nước là 2 thì cách tính bảo hiểm xã hội lấy 1 lần như sau:

Mức bình quân tiền lương =

Mức bình quân tiền lương 1 + Mức bình quân tiền lương 2

2

Sau khi tính được mức bình quân tiền lương, bạn tính thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và sau năm 2014 như bình thường và thay số vào công thức đã nêu để tính tiền bảo hiểm xã hội một lần.

3.5 Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm

Đối với người lao động có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm thì cách tính tiền bảo hiểm được quy định như sau:

Mức tiền bảo hiểm một lần =

22% x Tổng mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Ví dụ 3: Anh Đức tham gia bảo hiểm xã hội năm 2019 được 9 tháng với mức lương tham gia là 5.000.000 đồng/ 01 tháng.

Vậy cách tính lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần anh Đức được tính như sau

Mức tiền bảo hiểm một lần = 22 % x (5.000.000 x 9 tháng x 1) = 9.900.000 (đồng)

Cần lưu ý, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người có thời gian tham gia đóng bảo hiểm dưới 1 năm sẽ không được vượt quá 2 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như trong ví dụ 3 mức bình quân tiền lương của anh Đức là 5.000.000 (đồng), vậy số tiền bảo hiểm một lần mà anh nhận được sẽ không được vượt quá: 2 x 5.000.000 = 10.000.000 (đồng).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định của pháp luật. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An