banner

Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?

Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không? Có được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?  Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Việt kiều là ai?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể “Việt kiều” là gì, tuy nhiên có thể hiểu “Việt kiều” là tên thường gọi của “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
  • Theo đó, Việt kiều được hiểu là những công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam. Họ có thể vẫn đang còn quốc tịch Việt Nam và/hoặc đang có quốc tịch của quốc gia họ đang sinh sống.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Hà tĩnh

2. Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không?

Các đối tượng được sở hữu nhà ở Vỉệt Nam

Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ có 3 đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài trong trường hợp:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Nhà ở

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy, người Việt Nam định cư nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở ở Việt Nam

>>> Xem thêm: Thủ tục thừa kế sổ đỏ đất đai tại TP Vinh, Nghệ An

3. Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở Việt Nam

Về đối tượng: Thuộc các đối tượng được sở hữu nhà ở tại mục 2 bài viết

Về hình thức: Cá nhân, tổ chức là đối tượng được sở hữu nhà ở cần phải:

Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

–  Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua:

Hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua:

Hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

– Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm:

  • Căn hộ chung cư và
  • Nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành

4. Việt kiều được mua đất ở Việt Nam không?

Căn cứ điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định như sau:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”, Như vậy, “Việt kiều” hay còn gọi là “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi đáp ứng các quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các quy định mới về Việt kiều có được mua nhà ở Việt Nam không của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An