banner

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự giúp hiểu rõ các thủ tục; trình tự để công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Bài viết dưới đây hãy cùng công ty Luật FBLAW tìm hiểu như sau:

I. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Thư ký phiên tòa tiến hành công việc sau đây trước khi khai mạc phiên tòa:

  • Phổ biến nội quy phiên tòa
  • Kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của người tham gia; nếu vắng mặt phải làm rõ lý do
  • Ổn định trật tự trong phòng xử án
  • Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án

II. Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
1. Khai mạc phiên tòa (Điều 239 BLTTDS 2015)
  • Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
  • Thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt, vắng mặt của người tham gia phiên tòa;
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của người tham gia; và kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Chủ tòa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
  • Chủ tọa hỏi những người có quyền yêu cầu người tiến hành tố tụng; người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không;
  • Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật; nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; trừ trường hợp là người thành niên làm chứng;
  • Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch
2. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

Chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau:

  • Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không;
  • Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không;
  • Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không
3. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án

III. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

1. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
2. Hỏi tại phiên tòa

Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự theo quy định của điều 248 BLTTDS 2015 thứ tự hỏi như sau:

  • Hỏi nguyên đơn, hỏi bị đơn, hỏi người có quyền và nghĩa vụ liên quan; hỏi người làm chứng, người giám định;…
  • Chủ tọa phiên tòa, hội thẩm nhân dân;
  • Kiểm sát viên tham gia phiên tòa
2. Tranh luận tại phiên tòa

Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa.

Trình tự tranh luận như sau:
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến.

Trường hợp cơ quan tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;
  • Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;
  • Khi xét thấy cần thiết, HĐXX có thể yêu cầu đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án
Ngoài ra, trường hợp không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận;

Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ trên cơ sở đó; các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.

Sau đó là phát biểu của Kiểm sát viên quy định tại điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

IV. Nghị án và tuyên án

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
1. Nghị án
  • Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị án;
  • Chỉ có thành viên HĐXX mới có quyền nghị án;
  • Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử. Biên bản phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án;
  • Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì HĐXX có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc; kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa;
  • Hội đồng xét xử phải thông báo cho người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa ngày, giờ và địa điểm tuyên án.

Trường hợp HĐXX đã thực hiện thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì HĐXX vẫn tiến hành tuyên án theo quy định tại BLTTDS

2. Tuyên án
  • Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan tổ chức và cá nhân khởi kiện.
  • Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa tuyên án; hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại điều 264 BLTTDS thì HĐXX vẫn tuyên đọc bản án.
  • Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
  • Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại điều 15 BLTTDS 2015 thì HĐXX chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định bản án
  • Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án và phần mở đầu hoặc phần quyết định của bản án tuyên công khai.

> Xem thêm: Thủ tục kháng cáo mới nhất

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án dân sự hiện nay. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến dân sự quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng./.