banner

Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Thủ tục phá sản doanh nghiệp là điều mà không có bất kỳ doanh nghiệp nào mong muốn. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp khá đơn giản nhưng đối với thủ tục phá sản doanh nghiệp thì lại rất phức tạp. Công ty Luật FBLAW hướng dẫn quý khách hàng với nội dung phá sản doanh nghiệp dưới đây

1. Doanh nghiệp được xem là phá sản khi nào?

– Doanh nghiệp được xem là phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

– Mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp được hiểu là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Như vậy, đối với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư. Tuy nhiên, đối với phá sản doanh nghiệp thì được thực hiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Doanh nghiệp được xem là phá sản khi có quyết định của Tòa án tuyên bố cho doanh nghiệp phá sản.

2. Ai là người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp?

Không phải ai cũng có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Theo đó, những đối tượng quy định tại Điều 5 Luật phá sản mới được phép nộp đơn yêu cầu, cụ thể gồm những đối tượng sau:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động. Công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương. các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên. Trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
  • Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông. Trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Tòa án theo quy định của pháp luật hiện nay

– Bước 1: Người có quyền và nghĩa vụ chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và những tài liệu, giấy tờ liên quan đến các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

– Bước 3: Tòa án nhận đơn yêu cầu và thụ lý yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận đơn yêu cầu. Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có) và tiến hành ra thông báo thụ lý yêu câu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.

Bước 4: Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan đối với yêu phá sản. Trong quá trình đó, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp

– Bước 5. Tòa án tiến hành triệu tập thực hiện hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Trường hợp không đáp ứng được số chủ nợ tham gia thì Tòa án triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ 2.

Nếu hội nghị chủ nợ lần 2 vẫn không đủ số lượng chủ nợ tham gia thì Tòa án lập biên bản và ra quyết định phá sản doanh nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất hiện nay
Hội nghị chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản

– Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi

  • Hội nghị chủ nợ không thành
  • Hội nghị chủ nợ diễn ra và ban hành Nghị quyết về việc cho doanh nghiệp phá sản

– Bước 7: Xử lý tài sản của Doanh nghiệp sau khi có quyết định của Tòa án về việc cho doanh nghiệp phá sản. Tài sản doanh nghiệp sẽ được ưu tiên thanh toán theo quy định TẠI ĐÂY.

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FLBLAW về việc hướng dẫn thực hiện phá sản doanh nghiệp. Mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, chuyên nghiệp và nhanh chóng, có hiệu quả nhất đối với khách hàng khi có nhu cầu tiến hành phá sản.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.