banner

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào khi xảy ra tranh chấp đang là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay. Mặc dù tranh chấp đất đai đang diễn ra khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết mình phải làm gì khi quyền và lợi ích bị xâm phạm. Vì vậy, Công ty Luật FBLAW xin tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như sau.

1. Tranh chấp đất đai là gì

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Dạng tranh chấp phổ biến của tranh chấp đất đai là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất X1, Bà Nguyễn Thị B là chủ sở hữu quyền sử dụng thửa đất X2 (X và X1 là 2 thửa đất liền kề, đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trong quá trình sử dụng, hai bên không cắm mốc ranh giới thửa đất. Đến nay, Bà B muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất cho người khác, nên Bà B cắm mốc ranh giới thửa đất. Ông A không đồng ý với mốc ranh giới bà B cắm và cho rằng bà B đang lấn chiếm đất của ông A. Bà B cho rằng mình cắm đúng ranh giới thửa đất. Hai bên xảy ra tranh chấp về xác định ranh giới thửa đất.

Có một số tranh chấp sau đây không phải là tranh chấp đất đai:

  • Tranh chấp về các giao dịch quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất.

2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai:

Bước 1: Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau trên cơ sở tự nguyện (bước này không bắt buộc).

Bước 2: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (đây là bước bắt buộc phải thực hiện).

Nếu các bên hòa giải thành thì UBND ra Biên bản hòa giải thành.

Nếu các bên hòa giải không thành thì tiếp tục sang Bước 3.

Bước 3:

+ Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

+ Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì giải quyết theo một trong các cách sau:

  • Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện (nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau), tại UBND cấp tỉnh (nếu một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
  • Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng bài viết sẽ giải quyết được các thắc mắc và giúp khách hàng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp.

Công ty Luật FBLAW lấy uy tín làm niềm tin. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm phương châm để phấn đấu. Lấy chất lượng để khách hàng luôn nhớ tới FBLAW. Chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ và mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất có thể. Hãy đến với FBLAW – sứ mệnh của chúng tôi là giúp bạn đạt được mục đích, ước mơ của mình.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.