banner

Một số điều cần lưu ý về giấy ủy quyền

Cùng công ty Luật FBLAW chúng tôi tìm hiểu về giấy ủy quyền và một số điều cần lưu ý khi làm giấy ủy quyền.

Khái niệm:

– Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.

– Giấy ủy quyền là một loại văn bản mang tính chất pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ đinh người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền.

Nội dung của giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:

– Tên loại văn bản

– Thông tin của bên ủy quyền

– Thông tin của bên được ủy quyền

– Nội dung và phạm vi ủy quyền

– Thời hạn ủy quyền

– Thù lao ủy quyền (nếu có)

– Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

Các chủ thể trong quan hệ pháp luật theo ủy quyền

– Cá nhân:

+ Cá nhân có thể là bên được ủy quyền để tham gia các giao dịch dân sự khi đã từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số giao dịch, hay quan hệ yêu cầu người tham gia giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

~ Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên

~ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24 của Bộ luật dân sự 2015.

– Tổ chức: có tư cách pháp nhân hoặc không.

Quy định của pháp luật

Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa thông thường thì giấy ủy quyền được hiểu là văn bản do đơn phương bên ủy quyền lập, có giá trị pháp lý, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định cho một người khác (ở đây là người được ủy quyền) sẽ thay mặt, và đại diện mình thực hiện một hoặc một số công việc theo nội dung đã đề cập trong phạm vi ủy quyền. Giấy ủy quyền không có sự tham gia của người được ủy quyền mà đây thường là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền. Vậy nên khi Giấy ủy quyền được xác lập mà người được ủy quyền không thực hiện nội dung ủy quyền thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu họ phải thực hiện hay phải bồi thường cho việc không thực hiện đó.

Hiện nay, trong quy định của pháp luật về dân sự không có quy định nào bắt buộc Giấy ủy quyền phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng. Cụ thể, một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng có thể được kể đến như sau:

– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

– Văn bản ủy quyền (trong đó có thể là Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền) cho người khác thay mình thực hiện việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP) . Lưu ý: các trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha-mẹ-con không được phép ủy quyền…

Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————– o0o —————–

GIẤY ỦY QUYỀN

(về việc………………………)

– Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:…………………………………………………………..        Giới tính:………………………………

Sinh năm:……………              Dân tộc:……………………………          Quốc tịch:……………………..

Số CMND: ……………………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:……………………..

Dân tộc:……………………………          Quốc tịch:……………………………….

Nơi ĐK HKTT:…………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………….

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên:…………………………………………………………..        Giới tính:………………………………

Sinh năm:……………              Dân tộc:……………………………          Quốc tịch:……………………..

Số CMND: ……………………………Cấp ngày: ……………………….Nơi cấp:……………………..

Dân tộc:……………………………          Quốc tịch:……………………………….

Nơi ĐK HKTT:…………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

IV. CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN                                                              BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)                                                                             (Ký, họ tên)

 

 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.