banner

Những lưu ý khi xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay kinh doanh các cửa hàng thực phẩm đang là một xu thế kinh doanh mới, thu hút được đông đảo khách hàng trên thị trường, mang lại lợi nhuận cao. Một trong những điều kiện bắt buộc mà các doanh nghiệp phải có khi đi vào hoạt động đó chính là xin giấy phép. Vậy xin giấy phép ở đâu? Bao gồm những thủ tục gì? Có nhiều khó khăn trong quá trình xin giấy phép không? Đây là những quan tâm của doanh nghiệp khi thực hiện hiện quá trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thông thường, một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có 7 loại giấy chính, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Và khi làm hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau đây:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Làm theo mẫu, có chữ ký và đóng dấu của chủ cơ sở. Trong đơn cần ghi rõ địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ cơ sở kinh doanh. Nếu hai địa chỉ này trùng nhau vẫn phải ghi cả hai, không được bỏ sót.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bản phô tô công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu và chữ ký của chủ cơ sở. Giáp lai giữa các trang nếu có từ 2 trang trở lên.

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Trình bày dưới dạng sơ đồ hình cây và theo nguyên tắc một chiều. Chỉ rõ vị trí địa lý, môi trường, các trang thiết bị, dụng cụ và tình trạng của chúng, hệ thống điện nước, thông gió, cống rãnh,…

4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải đi khám sức khỏe tại các bện viện đa khoa cấp quận, huyện trở lên. Loại giấy khám sức khỏe khổ A3, có ảnh thẻ giáp lai.

5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Trước đó chủ cơ sở phải làm hồ sơ đề nghị xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Giấy xác nhận kiến thức có thể nộp bản sao công chứng, chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở ký và đóng dấu.

 

Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều yêu cầu thêm một số các loại giấy tờ khác nữa. Để hồ sơ của bạn được chấp nhận và không bị trả lại để hoàn thiện, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức xin cấp giấy phép, bạn cần kiểm tra ký các đầu mục cũng như nội dung bên trong đó. Và nếu còn gặp khó khăn về thủ tục này, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đại diện pháp lý.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN FBLAW

Trụ sở: 11 Dương Vân Nga, TP Vinh, Nghệ An

 SĐT: 0973.098.987

 Email: tuvanfblaw@gmail.com

Website: https://fblaw.vn