banner

Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng

Hợp đồng là căn cứ pháp lý để các bên trong hợp đồng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, vì vậy khi soạn thảo cần phải tuân theo các nguyên tắc soạn thảo hợp đồng. Sau đây, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng đầy đủ và đúng nguyên tắc. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Soạn thảo hợp đồng là gì?

Trước hết hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể: dân sự, thương mại, lao động,…

Soạn thảo hợp đồng là quá trình tạo lập các điều khoản chứa đựng sự thỏa thuận của các bên dựa trên các quy định pháp luật tương ứng điều chỉnh mối quan hệ xã hội mà các bên đang xác lập.

Việc soạn thảo hợp đồng đòi hỏi sự hiểu biết về lĩnh vực, phạm vi và đối tượng cụ thể mà hợp đồng đang hướng tới. Đồng thời, cũng yêu cầu sự cẩn trọng trong việc sử dụng các từ ngữ để thể hiện các điều khoản.

2. Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm:Mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với công ty không lãi suất

Khi tiến hành các bước soạn thảo hợp đồng, có một số nguyên tắc quan trọng mà các bên liên quan nên tuân thủ để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và rõ ràng trong quá trình giao dịch.

Một số nguyên tắc quan trọng khi soạn thảo hợp đồng:

  • Chú trọng sự rõ ràng và chính xác

    • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và chính xác để tránh hiểu lầm và tranh chấp trong tương lai.
    • Giải thích các định nghĩa và thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng để mọi bên đều hiểu.
    • Không sử dụng từ địa phương, từ lóng, biệt danh, hoặc các từ có nhiều cách hiểu trong hợp đồng.
  • Thể hiện sự tôn trọng đối với các bên tham gia

    • Sự tôn trọng là vô cùng quan trọng. Tránh sử dụng ngôn ngữ mạo danh hay phân biệt đối xử trong hợp đồng.
    • Chú ý đến các điều khoản và điều kiện mà đối phương đề xuất và đảm bảo rằng hợp lý và công bằng.
  • Nội dung hợp đồng cần có sự đồng thuận giữa các bên tham gia

    • Luôn tiến hành thảo luận và đàm phán mọi điều khoản với đối phương.
    • Đảm bảo rằng các bên đều hiểu và đồng thuận với nội dung của hợp đồng trước khi ký kết.
  • Đảm bảo sự trung thực và tính minh bạch xuyên suốt các điều khoản

    • Mô tả rõ ràng về nghĩa vụ, quyền lợi, và các điều kiện của cả các bên.
    • Tránh việc giấu giếm thông tin quan trọng hoặc tạo ra điều kiện mơ hồ.
  • Đảm bảo mọi nội dung cần được xác lập trên nền tảng tuân thủ pháp luật hiện hành

    • Hợp đồng cần phải được soạn thảo dựa trên nguyên tắc tuân thủ mọi luật lệ và quy định pháp luật liên quan.
    • Kiểm tra và đảm bảo rằng mọi điều khoản không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
  • Chú ý tính pháp lý của hợp đồng

    • Một số loại hợp đồng sẽ cần được công chứng để được công nhận tính pháp lý (Hợp đồng mua bán nhà ở, cho tặng đất,…)
  • Đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản cần thiết

    • Thông tin các bên tham gia, nội dung các thỏa thuận, quyền và trách nhiệm của các bên.
    • Thời gian hợp đồng có hiệu lực, các điều khoản về chấm dứt hợp đồng cũng như cách thức giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.

3. Nguyên tắc cơ bản của hợp đồng

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm:Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp

Xác định chủ thể của hợp đồng

Việc xác định chủ thể của hợp đồng và các thông tin liên quan đến chủ thể, là một bước tất yếu để đảm bảo sự rõ ràng trong quá trình thương lượng và thực hiện.

Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia ký kết hợp đồng. Do đó, việc xác định rõ vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của từng bên giúp định hình mối quan hệ hợp đồng một cách chặt chẽ. Việc xác định chủ thể của hợp đồng cũng quyết định xem hợp đồng có tính pháp lý hay không.

Xác định nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, việc bao quát mọi chi tiết quan trọng và thể hiện một cách rõ ràng từng điều khoản là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và bảo vệ lợi ích của cả hai bên tham gia giao dịch.

Dưới đây là những nội dung cơ bản mà một hợp đồng thường phải bao gồm:

  • Thông tin về các bên tham gia:

    • Đối với cá nhân: các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, số CMND/CCCD/HC,…
    • Đối với pháp nhân: Tên pháp nhân, địa chỉ, Mã số thuế (đối với doanh nghiệp), người đại diện pháp lý, chức vụ người đại diện pháp lý,…
  • Nội dung chính của giao dịch:

    • Đối tượng của giao dịch: Tên hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm,…
    • Mô tả về đối tượng giao dịch: chất lượng, số lượng, quy cách, tiêu chuẩn,…
  • Điều khoản về thanh toán và các nghĩa vụ tài chính:

    • Giá trị của hợp đồng: Xác định số tiền hoặc giá trị quy đổi cần thanh toán.
    • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán: Mô tả cách thanh toán sẽ được thực hiện và các điều kiện liên quan để xác định thời hạn thanh toán.
  • Thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng:

    • Thời gian giao kết và hiệu lực hợp đồng: Xác định ngày bắt đầu và kết thúc của hợp đồng.
    • Địa điểm thực hiện hợp đồng: Nếu cần thiết, bạn có thể thêm vào địa điểm cụ thể sẽ diễn ra giao dịch.
  • Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên:

    • Nghĩa vụ: Mô tả những gì mỗi bên cam kết thực hiện.
    • Quyền lợi và các điều kiện để thực hiện hợp đồng
  • Các điều khoản liên quan đến bảo mật và tuân thủ pháp luật:

    • Bảo mật thông tin: Mô tả các thông tin cần được bảo mật cũng như cách thức bảo mật liên quan đến giao dịch.
    • Tuân thủ pháp luật: Điều khoản về việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và vô hiệu hóa hợp đồng nếu các bên có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  • Xử lý tranh chấp:

    • Quy trình và cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra: Cung cấp các phương thức giải quyết xung đột nếu có.
  • Điều khoản về chấm dứt hợp đồng:

    • Xác định điều kiện chấm dứt hiệu lực hợp đồng và cách thức hủy bỏ.
  • Ký tên và ngày ký kết:

    •  Mỗi bên cần ký tên và xác nhận ngày ký để chứng minh sự đồng thuận của họ.

4. Các bước soạn thảo hợp đồng

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển tài sản. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Buớc 1: Thu nhập thông tin về nội dung giao dịch trước khi soạn thảo hợp đồng

  • Xác định mục đích:

Hợp đồng này được tạo ra để đạt được mục tiêu gì?

Xác định rõ ràng mục đích chính của hợp đồng để có hướng soạn thảo phù hợp.

  • Xác định bên tham gia:

Xác định đầy đủ đâu là chủ thể của hợp đồng, từ đó đưa các thông tin của các chủ thể tham gia (bao gồm tên, địa chỉ, và thông tin liên lạc vào hợp đồng).

Bước 3: Tìm hiểu về các căn cứ pháp luật điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng.

Bước 4: Soạn thảo dự thảo hợp đồng

Bước 5: Rà soát lại dự thảo hợp đồng (từ ngữ, cách hành văn và thể thức), đảm bảo tất cả được thể hiện theo ngôn ngữ pháp lý chính xác và minh bạch

Bước 6: Gửi bản dự thảo cho các bên tham gia xem xét và tiến hành điều chỉnh lại.

5. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

Xác định nguồn luật áp dụng quan hệ hợp đồng

Như đã nói ở trên thì việc soạn thảo hợp đồng luôn phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, người soạn thảo cần phải biết cách xác định nguồn luật có nội dung điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch.

Đáp ứng yêu cầu soạn thảo hợp đồng

  • Về nội dung:

– Phản ánh chính xác ý chí của các bên tham gia

– Không có điều khoản nào vi phạm pháp luật

– Đảm bảo có đủ các nội dung cần thiết

– Có tính chặt chẽ, dự đoán được và có các nội dung nhằm khống chế các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai

  • Về hình thức:

– Đáp ứng tiêu chuẩn về thể thức theo quy định của pháp luật

– Có cấu trúc hợp lý và hoàn chỉnh

– Phân chia các điều khoản vào các mục có liên quan và đặt tên mục có nội hàm bao gồm các điều khoản bên trong.

– Ngôn ngữ sử dụng phải chính xác rõ ràng, không được hiểu theo nhiều nghĩa và có tính đồng nhất.

Xác định người có thẩm quyền ký kết hợp đồng và thể hiện phần ký kết hợp đồng

Người có thẩm quyền ký kết được quy định rõ trong pháp luật. Đối với hợp đồng mà chủ thể là các cá nhân thì người ký tên xác nhận hợp đồng là chính các cá nhân đó.

Tuy nhiên nếu là hợp đồng giữa các pháp nhân, thì người ký phải là đại diện pháp lý theo đúng giấy tờ đăng ký tại cơ quan nhà nước. Trong trường hợp muốn sử dụng các cá nhân khác để ký kết hợp đồng thì cần phải có giấy ủy quyền theo quy định.

6. Công ty Luật FBLAW – dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Dịch vụ Luật sư riêng tại Thành phố Vinh- Nghệ An

Công ty Luật FBALW cung cấp các dịch vụ tư vấn hợp đồng như sau:

  • Đàm phán hợp đồng
  • Tư vấn về các quy định chung của hợp đồng
  • Hướng dẫn về quy trình và cách thức đàm phán hợp đồng
  • Rà soát và soạn thảo hợp đồng dựa trên sự đối chiếu kỹ lưỡng với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Công ty Luật FBLAW  còn tư vấn về các vấn đề như chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả:

  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng .
  • Tham gia thương lượng, đàm phán và đưa ra giải pháp tối ưu cho khách hàng nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo Đơn khởi kiện.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
  • Đại diện và/hoặc bảo vệ quyền và lợi hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung Nguyên tắc soạn thảo hợp đồng của Công ty luật FBLAW. Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

    Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

    Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp là vấn đề không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, hiện nay, có rất […]

  • Lập di chúc thừa kế

    Lập di chúc thừa kế để lại tài sản cho con, đây là thủ tục đang nhận được sự quan tâm của nhiều quý khách hàng […]

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc

    Mẫu đơn xin nghỉ việc là văn bản hành chính  của người lao động gửi đến người sử dụng lao động trình bày  mong muốn nghỉ […]