banner

Mã số định danh có phải là số căn cước công dân hay không?

Mã số định danh cá nhân có phải là số căn cước công dân hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Mã số định danh có phải là số căn cước công dân hay không?

Theo quy định khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định

“Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân”

. Cũng đồng tình với quy định này thì Điều 5 của Thông tư 59/2021/TT-BCA khẳng định  vai trò và ý nghĩa của số định danh cá nhân và số thẻ căn cước công dân là như nhau. Cụ thể :

+ Số căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh của công dân thì sẽ được xác định luôn là số định danh cá nhân của công dân đó.

+ Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sẽ sử dụng thông tin về số căn cước công dân, số định danh cá nhân trong giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan.

Có nghĩa là mã định danh là số thẻ hiện trên dãy số trên căn cước công dân đối với những công dân đã có căn cước công dân. Còn đối với những công dân chưa có căn cước công dân thì mã số định danh chính là mã số được cấp và ghi trên giấy khai sinh.

Như vậy, khi một công dân đủ 14 tuổi, cũng chính là đã độ tuổi đủ để làm căn cước công dân thì mã số này chính là số căn cước công dân Đối với trẻ em thì mã số định danh được in trực tiếp trên giấy khai sinh và thường gọi là mã khai sinh.

2. Mã số định danh là gì? Số căn cước công dân là gì?

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số. Có cấu trúc gồm 6 số là:

  • Mã thế kỷ sinh,
  • Mã giới tính,
  • Mã năm sinh của công dân,
  • Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và
  • Sáu số là khoảng số ngẫu nhiên.

Mã số này được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân. Và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Số định danh cá nhân gắn liền với một người từ khi họ sinh ra cho đến khi chết và có vai trò quan trọng trong nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính của công dân.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp hộ chiếu trực tuyến

2. Số Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định. Theo đó thì thẻ căn cước công dân được coi là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về lai lịch, nhân dạng của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, công dân Việt Nam chỉ được cấp thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú, Căn cứ để tính xem một người đang bao nhiêu tuổi là dựa vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu như công dân chưa có thông tin về ngày, tháng, năm sinh trong cơ sở dữ liệu về dân cư mà muốn biết số tuổi thì phải dựa vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu thì mới xác định đúng nhất ngày, tháng, năm sinh của người đó.

Người đã làm thẻ căn cước công dân gắn chip thì số thẻ căn cước chính là mã số định danh cá nhân.

3. Cấu tạo mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân

Số định danh cá nhân đồng thời là số căn cước công dân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, cấu trúc số được quy định như sau:

– Mã tỉnh, thành phố; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh là :

Các số từ 001 – 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước:

– Mã thế kỷ sinh, mã giới tính:

Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó:

  • Thế kỷ 20 (sinh từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
  • Thế kỷ 21 (sinh từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
  • Thế kỷ 22 (sinh từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
  • Thế kỷ 23 (sinh từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
  • Thế kỷ 24 (sinh từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9

– 2 số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;

– 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

4. Mã số định danh cá nhân và số căn cước công dân thể hiện thông tin gì

Từ tháng 7/2021 việc quản lý về cư trú của công dân sẽ dựa trên mã số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, Số căn cước công dân hay còn gọi là số định danh cá nhân còn được dùng để thay thế một số loại giấy tờ liên quan đến nhân thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu…

Mỗi một mã định danh đều gắn với các thông tin cơ bản của một cá nhân được Bộ Công an quản lý, Từ cơ sở dữ liệu trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các tổ chức sẽ dùng mã số định danh cá nhân để kiểm tra thông tin công dân trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, mã định danh còn thay cho mã số thuế cá nhân để khai báo thuế. Theo khoản 7 điều 35 Luật Quản lý thuế, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này sẽ được sử dụng thay cho mã số thuế, Khi có mã số định danh, người dân có thể dùng thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân để thực hiện thủ tục trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Nghệ An

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các quy định mới về câu hỏi Mã số định danh có phải là số căn cước công dân hay không của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An