banner

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định nội dung cụ thể ra sao? Hãy cùng công ty Luật FBLAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây: Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ.

I. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế

1. Đối tượng chịu thuế

Theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì đối tượng chịu thuế bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam;
  • Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối;
  • Đối tượng chịu thuế không áp dụng với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hoa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu

2. Người nộp thuế
  • Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu;
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu;
  • Người xuất, nhập cảnh có hàng hóa xuất, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa quá cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh; và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Trường hợp bảo lãnh nộp thuế thay cho người nộp thuế đối với tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác theo quy định của Luật

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất nhập cảnh

+ Chi nhánh doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

  • Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất; tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước; và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế; miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi; và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật

II. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Căn cứ tính thuế
– Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
  • Số tiền thuế xuất nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá trị tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế;
  • Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu;

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước; hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu; trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này

  • Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt; thuế suất thông thường được áp dụng theo luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
– Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
  • Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế
  • Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
2. Thời điểm tính thuế
  • Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan
  • Thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
  • Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan

III. Các loại thuế

Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

Thuế chống bán phá giá Thuế chống trợ cấp Thuế tự vệ
Điều kiện
-Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

-Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

– Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

– Hàng hóa nhập khẩu

-Là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

 

-Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

– Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

Nguyên tắc
– Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

– Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

– Được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam

– Được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam

– Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế- xã hội trong nước

 

– Chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

– Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;

– Được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam

– Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước

– Áp dụng trong phạm vi và mức độc cần thiết nhăm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;

– Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;

– Được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa

 

Thời gian áp dụng
Không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực (có thể gia hạn) Không quá 05  năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực (có thể gia hạn) Không quá 04 năm, bao gồm thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo

IV. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Miễn thuế
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
  • Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức; cá nhân nước ngoài cho tổ chức cá nhân Việt Nam và ngược lại;
  • Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ; sản xuất tiêu dùng của cư dân biên giới;
  • Hàng hóa được miễn thuế xuất nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên;
  • Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền phải nộp dưới mức tối thiểu;
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; gia công xuất khẩu;
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dung nguyên liệu; linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định;
  • Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong trường hợp: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;
  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư;
  • Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Nguyên liệu vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ; tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dụ án dầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm; kể từ khi bắt đầu sản xuất;
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
  • Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu từ được miễn thuế;
  • Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền;
  • Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm;
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo vệ môi trường;
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục;
  • Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ;
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyển dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh; quốc phòng trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được;
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu để phục vụ đảm bảo án sinh xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa,;dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
  • Thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế

(Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)

2. Giảm thuế
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan; tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế;
  • Mức giảm thuế tương ưng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa, Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng; mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế;
  • Thủ tục giảm thuế thì theo quy định của luật quản lý thuế
3. Hoàn thuế

>> Xem thêm: Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật FBLAW về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện nay. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến vấn đề thuế, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An