banner

Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản

Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản là văn bản dùng khi một trong các bên đương sự có căn cứ cho rằng kết quả định giá tài sản không phù hợp, để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản là gì?

Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp là văn bản dùng trong trường hợp một trong các bên đương sự có căn cứ cho rằng:

  • Kết quả định giá tài sản không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá hoặc
  • Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu trung thực, khách quan; và
  • Các lí do khác

Từ những lý do trên, đương sự có thể yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản để đảm bảo kết quả định giá khách quan, chính xác.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp tài sản, khi tiến hành chia tài sản vẫn không giải quyết được tranh chấp vì các đương sự cho rằng tài sản được định giá là chưa chính xác, chưa thỏa đáng nên yêu cầu tiến hành định giá tài sản để xử lí tranh chấp. Do vậy đơn đề nghị định giá tài sản thể hiện được ý chí của các bên trong yêu cầu về định giá tài sản trong tố tụng.

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự

2. Toà án ra quyết định định giá tài tài sản khi nào?

Căn cứ điều 104 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

– Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

– Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước. Hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

3. Mục đích đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản

Biên bản định giá tài sản là một trong các loại nguồn chứng cứ quan trọng trong dân sự. Do đó, trong nhiều vụ án có tranh chấp về tài sản thì việc định giá tài sản là một trong những yêu cầu bắt buộc để xác minh chính xác giá trị của tài sản đang tranh chấp.

Theo đó, Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, các đương sự có quyền:

– Cung cấp giá tài sản đang tranh chấp

– Thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp

– Thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả cho Tòa án

– Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá và thành lập Hội đồng định giá

Lưu ý: Việc định giá phải được lập thành biên bản, ghi ý kiến của từng thành viên định giá, đương sự (nếu tham gia).

4. Toà án ra quyết định định giá tài sản dựa trên những nguyên tắc nào?

– Các bên đương sự tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản.

Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.

– Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá.

– Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp luật.

– Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam.

– Trường hợp tài sản định giá không còn thì việc xác định giá tài sản được xem xét dựa vào các yếu tố:

  • Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc
  • Hoặc tham khảo giá của tài sản cùng loại
  • Hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định, tài sản cùng loại, tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng

5. Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản

Đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản được quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP, mẫu số 07-DS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…..,ngày….. tháng …… năm………

ĐƠN YÊU CẦU

TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

  Kính gửi: Tòa án nhân dân(1) ……………………………………………………………………………………………………

Họ tên người yêu cầu:  (1)(2)…………………………………địa chỉ (3)………………………………………………………………………

Là: (4)……………………………trong vụ việc(5)………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

2)…………………………………địa chỉ…………………………………..……………………………………………………………………….

Là…………………………………trong vụ việc…………………………..……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)

……………………………….…………………………………………….…….……………………………………………………………………

……………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI YÊU CẦU (7)

* Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá:

Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nếu người yêu cầu là:

  • Cá nhân thì ghi họ tên
  • Cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là:

  • Cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết

Ví dụ: số 50/2017/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ việc.

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu. Nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Mẫu đơn yêu cầu toà án ra quyết định định giá tài sản Công ty luật FBLAW.Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An