Nộp thuế là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp. Vậy Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào? Để giúp các doanh nghiệp tránh gặp phải các rủi ro pháp lý về thuế, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
1. Thuế (Lệ phí) môn bài
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một khoản thuế trực thu mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc doanh thu. Mỗi năm doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế môn bài 01 lần.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP) và hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài áp dụng đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi phát sinh thu nhập.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân
Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp , những loại thu nhập sau đây phải chịu thuế:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Thu nhập khác, bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
– Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
– Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
– Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
– Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam : Từ 32% đến 50% (phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh)
- Các trường hợp còn lại: 20%
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Thuế giá trị gia tăng
>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp tại TP Vinh, Nghệ An
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. (Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008)
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng)
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng(Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng):
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
– Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
– Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trong đó:
– Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
– Doanh thu:
Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
4. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;
(Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN)
Trên đây là 4 loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Ngoài các loại thuế trên, tùy vào đặc điểm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải đóng một số loại thuế sau:
– Thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
– Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
– Thuế tiêu thụ đặc biệt;
– Thuế bảo vệ môi trường thuế tài nguyên,…
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào” của Công ty luật FBLAW, Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:
- Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An