banner

Điều kiện áp dụng biện pháp chống phá giá theo quy định của WTO

Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó. Vậy điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì? Mời các bạn cùng theo dõi.

Theo quy định của Hiệp định về chống bán phá giá- GATT 1994 của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:

1. Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá(với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)

Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:

Biên độ phá giá = (Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu)/Giá Xuất khẩu
Trong đó:

Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

2. Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kểhoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”)

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

-Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại(nguy cơ rất gần);
-Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
-Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)

3. Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Tùy thuôc vào việc mỗi quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đẻ xác định mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán giá và thiệt hại xảy ra, các phân tích. kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu…..

4. Một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể bị kiện chống bán phá giá không?

Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không được áp thuế đối kháng) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3%tổng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu. Là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập khẩu.

???? Liên hệ với Công ty luật FBLAW chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất có thể:

  • Tel: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng cảm ơn./.