banner

Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử là chủ đề mang tính xu hướng và thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 đã mang lại những tiện ích lớn cho người dùng. Tuy nhiên, ở thời kỳ này xã hội cũng phải đối diện nhiều khó khăn và thách thức. Đăng ký nhãn hiệu càng ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong thương mại điện tử. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 038.595.3737 & 0973.098.987 để được tư vấn và hỗ trợ.

I. Đăng ký nhãn hiệu:

Nhãn hiệu là gì?

Tại các bài viết khác, FBLAW đã đề cập tới Quý độc giả khá nhiều lần về định nghĩa này, cụ thể:

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu có thật sự cần thiết hay không?

Quyền đăng ký nhãn hiệu:

Nội dung này được quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử
Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ

  • Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhàn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

II. Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử:

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới.

Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử
Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Những năm gần đây, thương mại điện tử đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Đặc  đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho TMĐT. Từ đó, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm năng nhất khu vực ASEAN.

Nay, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất luôn được khuyến khích để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình trước khi gia nhập thị trường, tại sao vậy?

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh, uy tín trong ngành, đồng thời giúp doanh nghiệp tránh được những tranh chấp pháp lý không đáng có trong tương lai. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc tuy nhiên đang dần trở thành xu thế chung trong quá trình hội nhập kinh tế của các nhà sản xuất.

Hiện nay, rất nhiều trang thương mại điện tử lớn như Shoppe Mall hay Amazone đã yêu cầu việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể đăng bán sản phẩm của mình trên sàn của họ. Có thể khẳng định rằng, thương mại điện tử đã và đang nâng cao vai trò, vị trí của việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa đối với nhà sản xuất, nhà phân phối mà còn tác động tích cực tới người tiêu dùng và xã hội nói chung.

Những tác động của thương mại điện tử đối với nhãn hiệu:

Sự phát triển của TMĐT luôn đi kèm với tốc độ của Internet. Sự phát triển này đã mang lại vô vàn tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Và chính lúc này, vấn đề về nhãn hiệu, về thương hiệu cần được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.

Thứ nhất, TMĐT giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá thương hiệu. Khi các sản phẩm được lên mall, khách hàng luôn xem là “đây là hàng chính hãng”, bản thân khách hàng luôn có một niềm tin với những sản phẩm, những thương hiệu đã được lên mall, lên sàn của các nền tảng thương mại điện tử. Bởi lẽ, để có thể được lên mall, lên sàn, bản thân doanh nghiệp có sản phẩm phải đáp ứng đủ các điều kiện chặt chẽ. Một trong những điều kiện tiên quyết nhất là phải đăng ký thương hiệu (Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ từ Cơ quan nhà nước).

Chính vì vậy, từ khi TMĐT xuất hiện và có vị thế lớn trên thị trường thì việc đăng ký nhãn hiệu cũng được các doanh nghiệp quan tâm và tiến hành sát sao hơn. Bản thân các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu nên đã có ý thức hơn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho mình. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng to lớn, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, sự phát triển của internet và TMĐT cũng mang lại những nỗi lo lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử
Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử

Khi một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có đủ năng lực để xây dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc. Tuy nhiên, một đơn vị cạnh tranh khác đã nhìn thấy tiềm năng và tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu trước. Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của internet, khi các doanh nghiệp đều ra sức quảng bá bản thân một cách rộng rãi thì vấn đề này trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng và khá hời hợt đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại giai đoạn “start-up”.

>>> Xem thêm: Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

Đối với môi trường thế giới, hội nhập:

Tất cả các quyền SHTT đều có tính chất lãnh thổ. Ví dụ, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ ở các quốc gia nơi nhãn hiệu đó được đăng ký. Nói cách khác, các nhãn hiệu giống nhau hoặc tương tự có thể được đăng ký ở các quốc gia khác nhau bỏi các chủ thể khác nhau.

Do vậy, ngay khi thông tin nhãn hiệu được bộc lộ ở nước sở tại, thì ở bất cứ nước nào khác họ có thể dùng chính nhãn hiệu đó để đăng ký cho các sản phẩm của họ trùng hoặc tương tự nhãn hiệu đã được đăng ký.

Điều này có thể gây bất lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hóa sang chính nước đó. Do vậy, nếu nghĩ rằng nhãn hiệu của mình đang trở nên phổ biến ở các quốc gia khác hoặc nếu có kế hoạch để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các quốc gia khác, doanh nghiệp nên tiến hành ngay lập tức việc đăng ký nhãn hiệu của mình ở tất cả các nước đó. Việc đăng ký nhãn hiệu không quá đắt ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng hệ thống Madrid để đăng ký quốc tế nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737 & 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An