banner

Giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế

Tranh chấp về thừa kế

Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp tương đối phổ biến trong tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế. Nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế.

 

Giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế như thế nào ?

Việc giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế là một việc tương đối phức tạp và nhạy cảm do các bên tranh chấp thường có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Trong phạm vi bài viết này, Luật FBLAW xin đưa ra một số kiến thức pháp lý liên quan để Quý bạn đọc tham khảo như sau:

1. Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế.

Để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, trước hết cần xác định được những ai có quyền hưởng di sản thừa kế.

Theo quy định, có hai hình thức thừa kế là:

  1. Thừa kế theo di chúc
  2. Thừa kế theo pháp luật.

Người có quyền thừa kế theo di chúc:

Là người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản do người chết để lại.

Người có quyền thừa kế theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế.

Cụ thể theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm:

  • vợ, chồng,
  • cha đẻ, mẹ đẻ,
  • cha nuôi, mẹ nuôi,
  • con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm:

  • ông nội, bà nội,
  • ông ngoại, bà ngoại,
  • anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
  • cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm:

  • cụ nội, cụ ngoại của người chết;
  • bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
  • cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
  • chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế

Theo Điều 26 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 35, 38 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.

Trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Lưu ý:

  • Đối với những tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết;
  • Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
  • Các bên cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết tranh chấp.

3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 thì “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể thừ thời hiệu mở thừa kế.

Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”.

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết ( theo Điều 611 BLDS năm 2015).

Trên đây là một số chia sẻ của Luật FBLAW liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế. Nếu có bất cứ vấn đề nào vướng mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật FBLAW để được hỗ trợ kịp thời.

Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết “Giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế”, trong trường hợp cần trao đổi chi tiết thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật FBLAW chúng tôi, hãy liên hệ qua email tuvanfblaw@gmail.com hoặc Hotline 038.595.3737 – 0973.098.987 để được hỗ trợ kịp thời!