banner

Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật dân sự

Hợp đồng ủy quyền được hiểu như thế nào? Quy định về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền như thế nào? Sau đây, Công ty Luật FBLAW kính gửi tới quý khách hàng bài viết về “chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật dân sự”. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1.Hợp đồng ủy quyền là gì?

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng ủy quyền: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

                                               Ảnh minh hoạ

>>xem thêm:Thủ tục Hoà Giải trong vụ án ly hôn

2. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo pháp luật dân sự

2.1 Căn cứ chấm dứt hợp đồng uỷ quyền  

Căn cứ Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp sau đây:

* Khi hợp đồng đã được hoàn thành:

– Khi các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đã được thực hiện đầy đủ theo đúng thỏa thuận ban đầu, hợp đồng sẽ chấm dứt.

*Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt theo thoả thuận của các bên:

– Thỏa thuận này có thể xảy ra khi các bên đồng ý chấm dứt trước thời hạn

– hoặc trong trường hợp xảy ra sự thay đổi hoặc điều kiện đặc biệt khác.

* Khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại:

– Trường hợp này hợp đồng có thể chấm dứt tự động, vì không còn người hoặc tổ chức để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

* Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện:

– Điều này có thể xảy ra khi Một trong hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

* Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn:

– Nếu đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại hoặc không thể thực hiện được (ví dụ: tài sản bị phá hủy), hợp đồng có thể chấm dứt.

* Hợp đồng có thể chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

Điều 420 trong Bộ luật Dân sự quy định:

– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

-Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích”

*Chấm dứt HĐUQ trong trường hợp khác do luật quy định:

Ngoài trường hợp đã được liệt kê trên. Các trường hợp đặc biệt không được đề cập trực tiếp trong quy định sẽ được xem xét và áp dụng theo quy định của luật.

2.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền:

Theo quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– HĐUQ có thù lao, HĐUQ không có thù lao:

+ Các bên có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng uỷ quyền bất cứ lúc nào

+ Nếu có thù lao thì phải trả thù lao cho cho công việc và bồi thường thiệt hại cho bên được uỷ quyền

+ Nếu không có phải thông báo trước một thời gian hợp lý

+ Thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba.nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

3. Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào?

Quy định tại điều 407 Bộ Luật Dân sự 2015:

– Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

– Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ: Trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính:Trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

                                           (hình từ internet)

>>>Xem thêm:Mẫu giấy ủy quyền

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật dân sự ”của Công ty luật FBLAW.  Để được tư vấn và hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ với công ty.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An