banner

Bảo vệ quyền lợi của vợ chồng khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận

Sau đây công ty luật FBLAW chúng tôi xin tư vấn cho quý khách về Bảo vệ quyền lợi của vợ chồng khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận như sau:

Có thể nói rằng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bước đầu ghi nhận Chế độ tài sản (CĐTS) theo thỏa thuận. Tuy nhiên mọi con đường để chế độ này có thể được trở thành một chế định vững chắc, được bảo vệ bằng công cụ tư pháp khi mà đang bỏ ngỏ chờ văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn.

Vậy, để thỏa thuận tiền hôn nhân vốn dĩ rất nhiều ưu điểm này không bị lãng quên, Công ty luật FBLAW chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp, giúp Bảo vệ quyền lợi của vợ chồng khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, từ đó đưa chế định này sớm đi sâu vào đời sống người dân như sau:

  1. Bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng khi giao dịch với người thứ 3.

 Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm không chỉ những quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng đối với nhau mà còn cả các quan hệ về tài sản giữa vợ chồng với người thứ ba. Vì thế, việc xác lập, thay đổi hôn ước phải tuân theo những thể thức nhất định (văn bản có công chứng chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và nhất là cần phải được công bố.

 Điều 16 NĐ 126 /2014/NĐ-CP. Quy định Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
“Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
 Người thứ ba sẽ không được coi là ngay tình trong trường hợp:

 Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin liên quan theo quy định về cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba;
 Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.
 Vợ chồng có thể cùng xác lập giao dịch với bên thứ ba liên quan đến tài sản chung vợ chồng; hoặc đại diện cho nhau để xác lập thực hiện giao dịch với bên thứ ba theo quy định về đại diện tại Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự.

1.1 Khi 2 bên cùng tham gia giao dịch.

Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng quy định tại Điều 31) thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thoả thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Nếu 1 bên thực hiện giao dịch không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ giao dịch dân sự đó, Toà án phải tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Đối với các tài sản chung phải đăng ký quyền sở hữu

  • ((i) Bất động sản;
  • (ii) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu)
  • (iii) hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình,

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (nghĩa là trong giao dịch liên quan đến việc định đoạt tài sản này như thế chấp bảo đảm nghĩa vụ vay tại tổ chức tín dụng phải do cả hai vợ chồng xác lập, thực hiện, trừ trường hợp Luật có quy định khác).

1.2 Khi 1 bên tham gia giao dịch

 VD: A B là vợ chồng. Có TS chung là căn nhà. A một mình thực hiện giao dịch bán nhà cho C, được 1 tỷ và đem đi đánh bạc ?
 Trong trường hợp này, B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu (theo Điểm a Khoản 2 Điều 35 việc định đoạt bất động sản là TS chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng). Do đó, C phải trả lại nhà cho A B. Vậy câu hỏi là ai có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho C đây?
 Theo Điều 27 L.HN&GĐ năm 2014 vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của luật này. Dõi chiếu sang Điều 37, tại Khoản 3 : Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt TS chung. Vậy trong trường hợp này mặc dù A tự mình thực hiện giao dịch, nhưng cả A và B đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho C. quyền lợi của B đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

o Trong các trường hợp sau, một bên vợ hoặc chồng được xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung vợ chồng mà không cần có thỏa thuận chung vợ chồng hay vợ chồng phải có cả A và B đều phải chịu trách nhiệm hoàn trả tiền cho C Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

o Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 27 của Luật này.

 Khoản 1 Điều 30: Trong trường hợp vợ chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung (không bao gồm tài sản là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình) để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia.

Nhu cầu thiết yếu cũng được Luật làm rõ, là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

 Khoản 2 Điều 32: Đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, vợ, chồng đang chiếm hữu động sản được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

 VD: một gia đình có nhiều vàng, đá quý có giá trị lớn, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Một bên đưa ra giao dịch với bên thứ ba, thì căn cứ theo quy định của Điều 32 nêu trên, giao dịch đó có hiệu lực. Vậy, vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích của bên kia sẽ như thế nào? Điều này pháp luật cũng chưa thể dự liệu được.

 Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng cần có sự hướng dẫn cụ thể về các trường hợp như đã phân tích ở trên.

Theo quy định của L.HN&GĐ năm 2014 đã bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình, tuy nhiên lại chưa bảo vệ được lợi ích của một bên vợ hoặc chồng. Do đó, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể về tài sản tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình để từ đó có những giới hạn nhất định cho các bên tham gia giao dịch.

 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cần sửa đổi, bổ sung cơ bản về chế độ tài sản vợ chồng nhằm góp phần minh bạch hóa tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các giao dịch liên quan đến tài sản vợ chồng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là các giao dịch có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng với tổ chức tín dụng .

2. Một số giải pháp chung để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng khi lựa chọn CĐTS theo thỏa thuận trong L.HN&GĐ năm 2014

 Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật HN&GĐ, đặc biệt là các quy định về CĐTS thỏa thuận; nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và thực hiện một cách có hiệu quả.

Dễ dàng nhận thấy chế định này chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tới mọi đối tượng.

Đặc biệt là người thành niên, giới trẻ đã đang và sẽ yêu- đây là đối tượng sắp bước vào cuộc sống hôn nhân, mà hôn ước chỉ có hiệu lực pháp luật khi thỏa thuận trước khi kết hôn. Đưa pháp luật hôn nhân vào giáo dục phổ thông và giáo dục đại học để mở rộng phạm vi và đối tượng hiểu biết, chứ không gói gọn trong sinh viên ngành luật hay cán bộ tư pháp.

 Giải thích cho người dân hiểu sự cần thiết của phương thức sở hữu tài sản mới mẻ này, và cả các thủ tục tiến hành, các trường hợp có hiệu lực hay bị vô hiệu, quy định về cách thức đăng ký quyền sở hữu TS chung, TS riêng cho người dân biết để tránh tranh chấp sau này. Tất nhiên không phải áp đặt mọi đối tượng đều nên áp dụng chế định này, chỉ nên lựa chọn khi nó thực sự phù hợp và tránh được nhiều rủi ro hơn so với CĐTS pháp định.

 Các cặp vợ chồng trước khi đi đến hôn nhân nên tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật về CĐTS nhằm thống nhất ý chí để cuộc sống hôn nhân không có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

 Thứ 2: nhà nước cần quy định cụ thể và chi tiết hơn vấn đề xác định TS của vợ chồng theo thỏa thuận.

Vì là một chế định mới lần đầu tiên được áp dụng, nó giống như một đứa trẻ bị sinh non vậy nên để “đứa trẻ” này có thể lớn nhanh và phát triển bền vững thì các nhà làm luật cần sớm hoàn thiện thêm bằng các văn bản dưới luật và các luật chuyên ngành khác. Quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn để tránh tâm lý hoang mang hay có nhiều cách hiểu từ phía người dân.

KẾT LUẬN

Việc cho phép thỏa thuận TS trước hôn nhân là cách ứng xử công bằng và tiến bộ, kế thừa tinh hoa của luật pháp quốc tế. Với sự thay đổi của xã hội Việt Nam hiện đại, cùng với quá trình hội nhập, hôn ước không làm mất truyền thống của người Việt Nam nói riêng, của người phương Đông nói chung, mà thể hiện sự văn minh trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản.

Để rồi từ thực tiện áp dụng các quy định này mà các nhà làm luật có thể đưa ra những ý kiến, nhằm bổ sung hoàn thiện hơn về CĐTS theo thỏa thuận, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán,…

Trên đây là tư vấn của Công ty luật FBLAW chúng tôi về một số giải pháp để Bảo vệ quyền lợi của vợ chồng khi lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Hỗ trợ tối đa cho khách hàng tại Nghệ An cũng như trên cả nước tất cả các vấn đề về hôn nhân gia đình.

Còn chần chừ gì nữa hay đến với FBLAW chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất!