Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp là vấn đề không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân bị xâm phạm nhãn hiệu mới nhận ra điều đó. Thị trường ngày càng phát triển, con người càng cần phải có những nhận thức sâu sắc hơn về các tài sản vô hình. Bởi lẽ, nguồn lợi do nhóm tài sản này mang lại là rất lớn. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ làm rõ đến Quý độc giả về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.
I. Nhãn hiệu là gì? Cơ sở pháp lý để bảo hộ độc quyền nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu hay Nhãn hiêu hàng hóa là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ… Từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không hiểu nhãn hiệu là gì và không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.
Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ được chuẩn hóa từ quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính chất khái quát, bao trùm hơn:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.
Cơ sở pháp lý để bảo hộ độc quyền nhãn hiệu?
Bên cạnh các Điều ước quốc tế, hiện nay Việt Nam đã có Luật Sở hữu trí tuệ từ năm 2005. Đây được xem là một bước tiến lớn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Sau đó, tại năm 2006, Chính phù đã ban hành một loại các nghị định hướng dẫn Luật và pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ đã, đang và sẽ không ngừng được hoàn thiện.
Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Trong đó, chế định về nhãn hiệu được trình bày rất cụ thể và chi tiết, bao gồm:
- Điều kiện bảo hộ;
- Thủ tục xác lập quyền;
- Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền;
- Chuyển giao quyền;
- …
Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thành 1 hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo quyền cho các chủ thể khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
>>> Xem thêm: Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất
II. Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp:
Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ chưa chắc đã hơn hẳn các sản phẩm, dịch vụ cùng chủng loại khác nhưng lại được người tiêu dùng tin cậy chỉ vì thói quên hoặc vì lý do “hợp nhãn”. Việc đi tìm sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng luôn là yếu tố được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu để phân biệt hàng thật và hàng nhái, khẳng định độc quyền thương hiệu.
Do đó, bên cạnh việc làm cho tính năng các sản phẩm phong phú hơn như hương vị, tính chất, công dụng thì các nhà sản xuất cũng phải khai thác đến thói quen người tiêu dùng. Có nghĩa là muốn xây dựng được bản sắc riêng, một trong những vấn đề cốt yếu là cần xây dựng một nền tảng thương hiệu vững chắc và có giá trị cao. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần chủ động và sớm xây dựng nhãn hiệu cho riêng mình và nhanh chóng đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn.
Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ độc quyền và khẳng định mình là chủ sở hữu.
Nhãn hiệu hàng hóa là một loại tài sản của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.Có rất nhiều doanh nghiệp vì sản phẩm chưa có tiếng trên thị trường nên chưa chịu đăng ký, những khi sản phẩm đã phổ biến mới đi đăng ký thì lại bị người khác đăng ký mất, dù sản phẩm đó chính là của mình tạo ra, và lúc đó mới lo các thủ tục để lấy lại. Điển hình nhất là vụ việc bị mất nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng như: Tam Mao, Pewpew, MisThy,….
>>> Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các Youtuber nổi tiếng?
Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ mà có người khác sử dụng nhãn hiệu giống y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp bằng nhiều cách mà không chắc thắng, ví dụ như:
- Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại các cơ quan thực thi quyền như: Công an kinh tế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan
- Yêu cầu bồi thường thiệt đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan Tòa án;
Thứ hai, với phương diện là nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ:
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ giúp nhà cung cấp yên tâm đầu tư, yên tâm sản xuất và kinh doanh. Thậm chí có thể độc quyền sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh độc quyền thị trường, xử lý đối với những hành vi vi phạm/xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo cho nhà cung cấp một công cụ để tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín đối với khách hàng, gia tăng hình ảnh của một thương hiệu. Từ đó, bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt nhãn hiệu của nhà cung cấp với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp khác, tạo cơ hội li – xăng và tạo ra nguồn thu nhập thông qua li – xăng.
Thứ ba, với phương diện là người tiêu dùng:
Khi nhìn vào một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã có thương hiệu chắc chắn khách hàng sẽ tự tin sử dụng và không bị nhầm lẫn với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp khác. Từ đó, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng, phù hợp với nhu cầu, lựa chọn của mình.
Trong các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu chưa đăng ký có 2 điều cần được chứng minh bằng các bằng chứng thuyết phục:
-
Phải chứng minh về quyền sở hữu nhãn hiệu;
-
Phải chứng minh rằng nhãn hiệu đó có chức năng làm nhãn hiệu sử dụng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan.
Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu đã được đăng ký thì không cần chứng minh 2 điều hiển nhiên trên. Vì vậy, trong những tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký, chủ sở hữu dễ dàng thành công hơn rất nhiều trong việc áp dụng một hành động bất kỳ đối với người khác có hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn.
Đó chính là lý do mà chúng tôi luôn khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản vo hình này. Bởi nó chính là một phần vô cùng quan trọng trong công cuộc kinh doanh của họ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 038.595.3737 – 0973.098.987
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An