banner

Thay đổi người nuôi con sau ly hôn – Những vấn đề cần quan tâm

thay đổi người nuôi con sau ly hôn - những vấn đề cần quan tâm - fblaw

Thay đổi người nuôi con sau ly hôn là một thủ tục được tiến hành sau khi vợ chồng đã ly hôn nhưng lại có sự thay đổi về việc ai là người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục này không phải là một vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải tuân theo một trình tự thủ tục luật định.

Bài viết dưới đây của Công ty Luật FBLAW sẽ giúp Quý đọc giả giải đáp phần nào những thắc mắc của mình liên quan đến vấn đề này.

Điều kiện thay đổi người nuôi con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp sau khi ly hôn thì trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức bao gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ thì tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con.

thay đổi người nuôi con say ly hôn - những vấn đề cần quan tâm - fblaw 2

Tuy nhiên, để thực hiện việc thay đổi này, bạn cần chứng minh được những vấn đề sau:

– Thứ nhất, về sự thỏa thuận của cha, mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai bên, từ lợi ích của con và phải được thể hiện bằng văn bản.

– Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh được hiện tại bạn có chỗ ở ổn định, công việc ổn định, có thu nhập và có mức lương đảm bảo được cuộc sống cho con.

– Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Bạn có thể quan tâm:

Thủ tục tiến hành

thay đổi người nuôi con sau ly hôn - những vấn đề cần quan tâm - fblaw 1

Hồ sơ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)

– Quyết định, bản án ly hôn.

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

– Giấy khai sinh của con.

– Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Các giấy tờ trên đều là bản sao có công chứng hoặc chứng thực, trừ đơn khởi kiện.

Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Sau khi nhận đơn cùng với hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí (việc nộp tạm ứng án phí được thực hiện tại Chi cục thi hành án quận/huyện). Biên lai được nộp lại cho Tòa án và Tòa án tiến hành thụ lý, xem xét giải quyết và ra bản án hoặc quyết định theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại: 038.595.3737 hoặc số Hotline: 0973.098.987 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!

Trên đây là bài viết của công ty Luật FBLAW về nội dung Thay đổi người nuôi con sau ly hôn. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp Quý đọc giả phần nào giải quyết các thắc mắc, băn khoăn của bản thân về vấn đề này bởi đây là một vấn đề phức tạp trong quá trình giải quyết.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trân trọng ./.