banner

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn là vấn đề quan trọng mà được nhiều cặp vợ chồng quan tâm trong quá trình Tòa án giải quyết ly hôn giữa hai người. Chính vì vậy, bài viết dưới đây FBLAW sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

– Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn.

– Đối với trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sau khi ly hôn cha mẹ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.

– Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quy định tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

– Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

>>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Hà Nội

4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chủ thể có quyền yêu cầu gồm:

– Quyền yêu cầu của cha, mẹ;

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

  • Điều kiện về căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

– Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Thứ hai, Trong trường hợp không thỏa thuận được việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi phải chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó thì người yêu cầu phải chứng minh được có đầy đủ điều kiện về vật chất như có chỗ ở ổn định, có công việc ổn định và có mức thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng con;

– Thứ ba, Đối với trường hợp con từ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con;

Chú ý: Trong trường hợp xét thấy cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

5. Một số hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

  • Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

  • Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên;

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn trong 10 ngày tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty FBLAW chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến FBLAW để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

Điện thoại: 038.595.3737 – Hotline: 0973.098.987

Fanpage: Công ty Luật FBLAW

Địa chỉ: 48 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An