banner

Tìm hiểu các hình thức hỗ trợ đầu tư

Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp mà Nhà nước tạo cơ hội cho phép nhà đầu tư được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất định về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ,…nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo quy định tại Điều 19, Luật Đầu tư 2014 thì có 7 hình thức hỗ trợ đầu tư dưới đây.

1. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương sẽ căn cứ vào quy hoạch tổng thể khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu chức năng thuộc khu kinh tế. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được phê duyệt trong từng giai đoạn và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn cho các hoạt động:

  • Bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trong khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
  • Bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư, tái định canh cho người bị thu hồi đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao
  • Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
  • Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
    Ngoài ra, các khu công nghệ cao còn được hưởng những hỗ trợ đầu tư khác theo quy định pháp luật về khu công nghệ cao.

2. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Theo đó, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng lực quản trị sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Sử dụng ngân sách nhà nước chi trả chi phí khóa học, đào tạo nhận lực.

3. Hỗ trợ tín dụng
Vốn tín dụng đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế trong thời gian qua, góp phần thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu và định hướng phát triển của Nhà nước; tập trung vốn thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường,… góp phần nâng cao dịch vụ công và đảm bảo an sinh xã hội.

4. Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị
Theo đó, Chính phủ đưa ra nhiều ưu đãi và biện pháp hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp nhanh chóng chấp hành chuyển/ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, đô thị. Ví dụ như Bộ Xây dựng lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan đơn vị cần di dời ra ngoài khu vực nội thành hay Bộ Lao động – thương binh và xã hội lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần di dời ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội, Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả quỹ đất di dời; Cơ chế khuyến khích được doanh nghiệp tích cực chuyển đổi ngành nghề, chuyển mục đích đất phù hợp với quy hoạch hoặc tự nguyện di dời.

5. Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

Theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ. Nội dung hỗ trợ đối với hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc hỗ trợ trực tiếp để phục vụ hoạt động cải tiến, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa hiệu suất; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ bao gồm: Được ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ tuyển chọn, giao trực tiếp và được hỗ trợ theo quy định của chương trình, quỹ thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ; được hỗ trợ thuê chuyên gia tư vấn phục vụ đánh giá hiệu chỉnh thiết bị, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp đối với hỗ trợ trực tiếp.

6. Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin.
Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố công khai số lượng, thông số cơ bản về doanh nghiệp trên cổng thông tin dangkydoanhnghiep.gov.vn

7. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm được quy định tại Điều 9 Thông tư 29/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó quy định củ thể tỉ lệ mức hỗ trợ đối với từng nội dung lĩnh vực cụ thể.

Trên đây là đôi nét khái quát về 7 hình thức hỗ trợ đầu tư. Hãy liên hẹ FBLAW để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp.