banner

Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa nạn bạo lực gia đình

Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa nạn bạo lực gia đình

I. Hậu quả

1. Hậu quả đối với cá nhân

1.1. Hậu quả đối với nạn nhân bị BLGĐ

Phụ nữ là nạn nhân chính của BLGĐ.

– Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.
– Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng.
– Về sức khỏe tình dục: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…

1.2. Hậu quả đối với người gây ra BLGĐ

– Phá hỏng mối quan hệ GĐ, bị người khác khinh thường, ghét bỏ.
– Bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

1.3. Hậu quả đối với trẻ em

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là lứa tuổi chưa nhận thức đúng đắn được hành vi đúng sai cũng như chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý. Khi chúng chứng kiến hay hứng chịu BLGĐ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,… rồi chơi với bạn xấu, và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.

2. Đối với GĐ

– Gây thiệt hại về kinh tế GĐ, hạnh phúc GĐ tan vỡ, ảnh hưởng cuộc sống GĐ và tương lai của con cái sau này. Như đã nói là gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ BLGĐ.

3. Đối với cộng đồng xã hội

– Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội.

II. Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ

1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ

– Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
+ Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
+ Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân BLGĐ và các thành viên khác trong GĐ.

– Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ gồm:

+ Chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên GĐ
+ Truyền thống tốt đẹp của con người, GĐ Việt Nam
+ Tác hại của BLGĐ.
+ Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống BLGĐ.
+ Kiến thức về hôn nhân và GĐ; kỹ năng ứng xử, xây dựng GĐ văn hoá.
+ Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống BLGĐ.

– Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ là:

+ Thực hiện trực tiếp.
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên GĐ

– Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên GĐ:
+ Kịp thời, chủ động, kiên trì.
+ Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
+ Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
+ Khách quan, công minh, có lý, có tình.
+ Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
+ Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
– Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên GĐ trong những trường hợp sau đây:
+ Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
+ Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

3. Biện pháp tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư

– Tư vấn về GĐ bao gồm các nội dung sau đây:
+ Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, GĐ và phòng, chống BLGĐ;
+ Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong GĐ; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên GĐ.
– Đối tượng tư vấn về GĐ bao gồm:
+ Người có hành vi BLGĐ; nạn nhân BLGĐ; người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc, người chuẩn bị kết hôn.
+ Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi BLGĐ đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi BLGĐ.

4. Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ

– Điều 26 của Luật phòng, chống BLGĐ năm 2007 về “Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ” quy định:

“1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân BLGĐ.
2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ;
d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ;
đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.”

– Theo Điều 13 của Nghị định 08/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống BLGĐ thì:

“1. Hoạt động trợ giúp nạn nhân BLGĐ là hoạt động nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận nhằm giúp đỡ nạn nhân BLGĐ, bao gồm:
a. Chăm sóc sức khoẻ; chăm sóc y tế;
b. Tư vấn pháp luật; tư vấn tâm lý;
c. Cung cấp nơi tạm lánh trong trường hợp nạn nhân BLGĐ không có chỗ ở khác, nhằm tránh những hành vi bạo lực tiếp theo của người gây BLGĐ;
d. Hỗ trợ một số nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân BLGĐ trong trường hợp nạn nhân BLGĐ không tự lo được hoặc không có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu bao gồm cung cấp đồ ăn, nước uống, cung cấp hoặc cho mượn quần áo, chăn màn và các đồ dùng thiết yếu khác.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ hoạt động.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc bảo vệ cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ trong trường hợp cần thiết.”

Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa nạn bạo lực gia đình

– Theo thông tư số 24/2017/TT-BYT quy định về “Quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân BLGĐ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2017 thì:

Nạn nhân bị BLGĐ tại cơ sở khám chữa bệnh được bệnh viện bố trí tạm lánh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc liên hệ, đề nghị các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ tiếp nhận và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân tại cơ sở phù hợp.

– Hiện cả nước có 6.996 cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, 35.756 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 19.182 mô hình, câu lạc bộ phòng, chống BLGĐ. Tuy nhiên, thực trạng BLGĐ vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Để từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ BLGĐ trên toàn quốc, thu hút sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng, giữ gìn GĐ bền vững, hạnh phúc, Chính phủ đã ban hành Chương trình Hành động quốc gia về phòng chống BLGĐ đến năm 2020, quyết định lấy tháng 6 hằng năm là Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ.

Trên đây là tư vấn của Công ty luật FBLAW chúng tôi về Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa nạn bạo lực gia đình. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình hãy liên hệ ngay với FBLAW chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hiệu quả nhất nhé!

FBLAW – chúng tôi sẽ bảo vệ bạn!

“Yêu thương và tôn trọng là bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình”