banner

Tham nhũng là gì? Tội phạm tham nhũng theo Bộ luật Hình sự

Tham nhũng là gì? Trong Bộ luật Hình sự có những tội phạm nào là tội phạm tham nhũng? Sau đây hãy cùng Công ty Luật FBLAW tìm hiểu các quy định pháp luật về tội phạm tham nhũng. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ.

1. Tham nhũng là gì?

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm:Căn cứ khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương; được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Các tội phạm tham nhũng trong Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm các tội phạm cụ thể sau:

  • Tội tham ô tài sản (Điều 353);
  • Tội nhận hối lộ (Điều 354);
  • Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ (Điều 356);
  • Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);
  • Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng

Các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng

>>>Xem thêm: Phân biệt quy định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạm của tội đó, bao gồm các yếu tố về: mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và mặt chủ thể của tội phạm.

Về mặt khách thể của tội phạm

Tội phạm tham nhũng xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ. Hoạt động xâm hại ấy làm sai đi bản chất công việc mà cơ quan có thẩm quyền và hoạt động ấy đáng nhẽ không được làm.

Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt của Bộ luật Hình sự. Ngoài quy định về việc người đó phải đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thì họ còn phải là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.

Người nắm giữ chức vụ, quyền hạn ấy không chỉ là người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà còn bao gồm người nắm giữ chức vụ quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng của tội phạm liên quan đến tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng.

Về mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội vào Tội phạm tham nhũng là người thực hiện một trong những hành vi sau đây:

  • Hành vi tham ô tài sản:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý;

  • Hành vi nhận hối lộ:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

  • Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

Vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ:

Vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

  • Hành vi giả mạo trong công tác:

Có hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi:
(i) sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
(ii) làm, cấp giấy tờ giả;
(iii) giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Về mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng với lỗi cố ý. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng.

3. Hình phạt đối với các tội phạm tham nhũng

Ảnh minh họa

>>>Xem thêm: Quy định về xóa án tích trong Bộ luật hình sự 2015

– Tội tham ô tài sản (Điều 353)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: hình phạt tù từ 02 đến 07 năm tù giam;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: hình phạt tù từ 07 đến 15 năm tù giam;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: hình phạt tù từ 15 đến 20 năm tù giam;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: hình phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

– Tội nhận hối lộ (Điều 354)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Hình phạt tù từ 02 đến 07 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Hình phạt tù từ 07 đến 15 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Hình phạt tù từ 15 đến 20 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Hình phạt tù là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ).

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Hình phạt tù từ 01 đến 06 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Hình phạt tù từ 06 đến 13 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Hình phạt tù từ 13 đến 20 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Hình phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ).

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: người phạm tội bị phạt tù từ 05 đến 10 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: người phạm tội bị phạt tù từ 10 đến 15 năm;
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù từ 01 đến 07 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: người phạm tội bị phạt tù từ 05 đến 10 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: người phạm tội bị phạt tù từ 10 đến 15 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: người phạm tội bị phạt tù từ 15 đến 20 năm;
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Hình phạt tù từ 01 đến 06 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Hình phạt tù từ 06 đến 13 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Hình phạt tù từ 13 đến 20 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Hình phạt tù là 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Tội giả mạo trong công tác (Điều 359)

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Hình phạt tù từ 01 đến 05 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Hình phạt tù từ 03 đến 10 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Hình phạt tù từ 07 đến 15 năm;
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Hình phạt tù là từ 12 đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Tội phạm tham nhũng của Công ty luật FBLAW.

Công ty luật FBLAW rất hân hạnh và vinh dự khi được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc thực hiện các vấn đề pháp lý. Với đội ngũ luật sư giỏi, tận tâm và giàu kinh nghiệm, chúng tôi xin cam kết cung cấp cho quý khách hàng dịch pháp lý tốt nhất. Đội ngũ Công ty luật FBLAW rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng.

Liên hệ với FBLAW theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 0973.098.987- 038.595.3737 
  • Trụ sở chính: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An