banner

Sự khác biệt trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 với Luật hôn nhân và gia đình 2000

Kể từ ngày 01/01/2015, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành, dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản trong nội dung của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

Tiêu chí Luật hôn nhân và gia đình 2000 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điều kiện kết hôn – Tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

– Những trường hợp cấm kết hôn: Có quy định cấm kết hôn đồng giới tính

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

– Bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới tính và nhà nước không thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới tính

Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật Bỏ quy định đề nghị Viện Kiểm sát mà cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
Xử lí việc kết hôn trái pháp luật Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì chia làm 3 trường hợp:

– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 như sau: Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Như vậy, nếu cả 2 bên đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án sẽ không công nhận.

 

 

Về đại diện giữa vợ và chồng Quy định một cách chung  chung và không quy định trường hợp một bên bị mất năng lực hành vi dân sự thì khi bên còn lại yêu cầu ly hôn thì ai sẽ là người đại diện.    Quy định cụ thể rõ ràng và bổ sung quy định: Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Quy định này sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc về vấn đề ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự, bởi lẽ pháp luật trước đây quy định đối với ly hôn thì không được đại diện.

Chế độ tài sản chung của vợ và chồng – Có 7 điều quy định về tài sản vợ chồng (từ Điều 27 đến Điều 33) 

 – Tài sản chung của vợ chồng sở hữu chung hợp nhất. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, có quyền được chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, được quyền thừa kế tài sản của nhau.

– Việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân: Phải được lập thành văn bản.- Không quy định ngày có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản

– Hậu quả việc chia tài sản: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người

– Chia tài sản bị vô hiệu khi: Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nuôi dưỡng cấp dưỡng

-Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân: Không quy định

– Có 23 điều quy định về tài sản vợ chồng (Từ Điều 28 đến Điều 50), trong đó nhiều điều khoản mới quy định cụ thể về tài sản chung, riêng, việc sử dụng tài sản vợ chồng…- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.- Quy định cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Thỏa thuận của vợ chồng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

– Mở rộng các trường hợp vô hiệu, bên cạnh việc nhằm trốn tránh tài sản thì Luật cũng quy định việc phân chia tài sản bị vô hiệu khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

– Thỏa thuận tài sản phải được lập trước khi kết hôn, phải có công chứng hoặc chứng thực

 

Quyền ly hôn – Vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

– Trường hợp người chồng không được yêu cầu ly hôn: Vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

   Nguyên tắc chia tài sản- Do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

– Tài sản chung  của vợ chồng về nguyên tắc là chia đôi nhưng có tính đến công sức và hoàn cảnh của mỗi bên

 – Đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng nhưng đưa vào sử dụng chung: Khi ly hôn thì bên sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị căn nhà căn cứ vào công sức sửa chữa, nâng cấp…

 

– Luật mới bên cạnh đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng thì đã mở rộng đối tượng được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn,cụ thể: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.Quy định mới này sẽ khắc phục được tình trạng một bên vợ chồng mất năng lực hành vi dân sự nhưng theo luật cũ thì không thể yêu cầu ly hôn

– Luật mới ngoài 2 trường hợp đã được quy định trong luật cũ thì bổ sung trường hợp người vợ sinh con thì chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn

Chia làm 2 trường hợp:- Trường hợp thứ nhất giống luật Hôn nhân gia đình năm 2000

– Trường hợp thứ hai: Nếu vợ chồng có thỏa thuận tài sản trước hôn nhân thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

– Luật mới vẫn giữ quan điểm nay, tuy nhiên có bổ sung thêm căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

– Khi ly hôn mà vợ, chồng có khó khăn về chổ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng chết Chỉ quy định tại Điều 26 trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về mà vợ hoặc chồng chưa kết hôn với người khác thì hôn nhân đương nhiên được khôi phục, trường hợp đã kết hôn thì hôn nhân sau có giá trị.Luật không quy định về chế định chia tài sản, nhân thân

 

– Luật mới bổ sung thêm quy định về chấm dứt hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.- Bên cạnh việc quy định khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về như luật cũ thì luật mới bổ sung trường hợp người vợ hoặc chồng đã ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có giá trị. Điều này đồng nghĩa là 2 người muốn là vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn trở lại.

– Luật bổ sung thêm quy định về xử lý tài sản trong thời gian tuyên bố đã chết đến lúc hủy tuyên bố đã chết là tài sản riêng của bên còn sống

Quan hệ cha mẹ và con – Về quyền và nghĩa vụ của con:Luật cũ chủ yếu quy định về nghĩa vụ chỉ đề cập đến quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ

– Về định đoạt tài sản riêng của conLuật cũ quy định con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn  hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ.

– Luật mới quy định nhiều quyền hơn, cụ thể như quyền được cha mẹ thương yêu tôn trọng, được học tập, phát triển lành mạnh, lựa chọn nghề nghiệp…

– Luật mới quy định cụ thể, rõ ràng hơn và bổ  sung trường hợp có người giám hộ thì phải có sự đồng ý của họ bằng văn bản, cụ thể: Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người  giám hộ.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn   Luật cũ quy định trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con là ở với ba hay với mẹ

Luật cũ quy định nguyên tắc: Con dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác

   Thay đổi người trực tiếp nuôi con:Luật cũ quy định chỉ vợ, chồng mới co quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

  Luật mới giảm độ tuổi của con được xem xét nguyện vọng ở với cha hay với mẹ từ 9 tuổi xuống còn 7 tuổi

Luật mới vẫn giữ quy định này nhưng quy định 3 tuổi thành 36 tháng và bổ sung việc xem xét điều kiện nuôi con của người mẹ có đảm bảo không, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ nuôi.

Luật mới quy định ngoài vợ, chồng thì: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

Xác định cha mẹ Luật cũ quy định: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Khoản 2 Điêu 21 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.

Luật mới vẫn giữ quy định như luật cũ, tuy nhiên quy định luôn việc xác định con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Quyền nhận con Luật cũ chỉ quy định con có quyền nhận cha  mẹ kể cả trường hợp cha mẹ đã chết, không quy định trường hợp cha mẹ nhận con  – Luật mới ngoài việc quy định con có quyền nhận cha mẹ thì cũng quy định cha mẹ có quyền nhận con kể cả trường hợp con đã chết. Trước đây các quy định về hộ tịch như Nghị định 158/2005/NĐ-CP không quy định việc cha mẹ nhận con khi con đã chết.Tuy nhiên, quy định này lại không phù hợp với Luật Hộ tịch, theo Điều 24, 25 Luật Hộ tịch thì khi làm thủ tục nhận cha mẹ con các bên phải có mặt, tức là phải còn sống, trong khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trong được nhận cha mẹ con kể cả trường hợp đã chết.

– Luật mới cũng bổ sung quy định Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết; trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Quy định về mang thai hộ Luật cũ không quy định về vấn đề mang thai hộ   Luật mới quy định cụ thể chỉ được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi: Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Và người mang thai hộ phải là người thân thích
Quy định về cấp dưỡng   Nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo luật cũ thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; ông bà ngoại, nội và cháu; giữa vợ và chồng   Luật mới ngoài các đối tượng trên thì bổ sung nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột