Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp là vô tận. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều này. Chính vì vậy mà tại Việt Nam, ở một số địa phương, việc đăng ký nhãn hiệu vẫn bị xem nhẹ. Bài viết dưới đây của FBLAW sẽ tập trung làm rõ về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900.0888.37 để được tư vấn và hỗ trợ.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Đăng ký nhãn hiệu là việc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu được tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ.
>>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu trong thời kỳ phát triển thương mại điện tử
Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp GCN đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT. Người được Cục SHTT cấp GCN đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong GCN đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của GCN đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng GCN đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.
Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực mình kinh doanh, sản xuất
Tổ chức, cá nhân được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hóa và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. GCN đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị xâm phạm, mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại.
Tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong lòng khách hàng:
Một câu hỏi rất đơn giản rằng: Nếu cho bạn lựa chọn 1 sản phẩm có thương hiệu và 1 sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ xuất xứ bạn sẽ lựa chọn sản phẩm nào? Chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ lựa chọn sản phẩm có thương hiệu. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu, nhãn hiệu uy tín và có tầm ảnh hưởng thì sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký nảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp.
Khi nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ.
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm:
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực.Việc đăng ký nhãn hiệu và được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp bị các bên khác sử dụng trái phép nhãn hiệu. Bởi lẽ, nếu phát hiện có hành vi xâm phạm xảy ra, cá nhân, doanh nghiệp có thể yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi của mình thông qua nhiều con đường: Từ hòa giải, thông báo đến yêu cầu sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí là khởi kiện ra Tòa án.
Hậu quả pháp lý của việc xâm phạm nhãn hiệu cũng đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, kèm theo các chế tài cụ thể như: Buộc gỡ bỏ, buộc xử lý sản phẩm, buộc công khai xin lỗi, buộc tiêu hủy và buộc bồi thường thiệt hại.
Hiện nay chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là không quá cao. Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân, bảo vệ sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần có ý thức sâu sát trong việc đăng ký nhãn hiệu và đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật FBLAW về những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 1900.0888.37
- Email: tuvanfblaw@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật FBLAW
- Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An