banner

Mua bán doanh nghiệp tại Hà Tĩnh

Mua bán doanh nghiệp tại Hà Tĩnh là hoạt động nhận được rất nhiều sự quan tâm. Có doanh nghiệp muốn bán doanh nghiệp của mình đi, đồng thời cũng có tổ chức, cá nhân muốn mua lại doanh nghiệp. Hoạt động này có lợi cho cả người bán và người mua. Vậy mua bán doanh nghiệp là gì? Hoạt động này được tiến hành như thế nào? Tất cả sẽ được FBLAW lý giải trong bài viết dưới đây!

1.Mua bán doanh nghiệp là gì?

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc mua bán doanh nghiệp trực tiếp chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc mua bán doanh nghiệp không được thực hiện trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ toàn bộ phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty. Sau khi hoàn tất việc mua bán, cá nhân/doanh nghiệp mua tiếp quản toàn bộ tài sản, nhân sự, sổ sách, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị mua.

Riêng với trường hợp doanh nghiệp tư nhân, chỉ cá nhân mới có quyền mua, còn doanh nghiệp thì không.

Một hình thức khác để “thâu tóm” doanh nghiệp là sáp nhập doanh nghiệp. Sáp nhập doanh nghiệp là việc chuyển một hay nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp bị sáp nhập) vào một doanh nghiệp (doanh nghiệp nhận sáp nhập). Sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt hoạt động. Doanh nghiệp nhận sáp nhập tiếp quản toàn bộ tài sản, nhân sự, sổ sách, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp bị sáp nhập.

2. Các hình thức mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam:

2.1. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp:

Đây là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua. Hình thức này bao gồm:

  • Mua bán doanh nghiệp tư nhân.
  • Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng.

Bên mua thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Đặc điểm của hình thức này:

  • Bên bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của các thành viên, toàn bộ vốn điều lệ, toàn bộ cổ phần.
  • Quan hệ chuyển nhượng vốn giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và bên nhận chuyển nhượng được ghi nhận bằng hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; quan hệ mua bán doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thể hiện qua hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng mua bán công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Đối tượng mua bán trong các thương vụ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp. Doanh nghiệpvẫn tồn tại liên tục trước, trong và sau quá trình mua bán. Doanh nghiệp mục tiêu vẫn được giữ nguyên tư cách pháp lý và mã số doanh nghiệp sau khi bên bán chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua.
  • Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, toàn bộ vốn điều lệ hoặc mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi thành viên, đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.2. Mua bán một phần doanh nghiệp:

Là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm: các thành viên, cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối (gọi chung là phần vốn góp chi phối) cho bên nhận chuyển nhượng để bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp có thể kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Bên mua một phần doanh nghiệp trở thành các đồng chủ sở hữu và phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của hình thức này là:

  • Đối tượng mua bán một phần doanh nghiệp không phải là toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ là một phần doanh nghiệp. Bên mua mua một phần doanh nghiệp thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu. Khác với mua bán toàn bộ doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp không hoàn toàn từ bỏ tư cách chủ sở hữu đối với doanh nghiệp mục tiêu mà vẫn là đồng chủ sở hữu doanh nghiệp cùng với các chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
  • Chỉ được coi là mua một phần doanh nghiệp nếu bên nhận chuyên nhượng nhận chuyển nhượng phần vốn góp đến một tỉ lệ gọi là tỉ lệ phần vốn góp chi phối.
  • Bên nhận chuyển nhượng tỉ lệ phần vốn góp chi phối có quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu.

3. Thủ tục mua bán doanh nghiệp tại Hà Tĩnh

>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán doanh nghiệp tại Nghệ An

Bước 1: Xem xét, đánh giá doanh nghiệp mục tiêu:

Giai đoạn này rất quan trọng đối với người mua. Các công việc cần xem xét, đánh giá doanh nghiệp được mua lại bao gồm:

  • Các báo cáo tài chính.
  • Các khoản phải thu và phải chi.
  • Đội ngũ nhân viên, khách hàng.
  • Địa điểm kinh doanh.
  • Tình trạng cơ sở vật chất.
  • Các đối thủ cạnh tranh.
  • Đăng ký kinh doanh.
  • Các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh.
  • Hình ảnh công ty.
mua-ban-doanh-nghiep-tai-Ha-Tinh
mua-ban-doanh-nghiep-tai-Ha-Tinh

Bước 2: Định giá và đàm phán giá:

  • Lựa chọn phương thức thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp.
  • Xác định nguồn tài chính cho thương vụ mua bán.
  • Đàm phán giá.
  • Tiến hành thương lượng cụ thể từng điều khoản hợp đồng.

Bước 3: Hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp:

  • Hoàn tất chuyển sở hữu doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết.
  • Giải quyết các vấn đề tồn đọng sau khi mua doanh nghiệp.

Trên đây là thủ tục chung về hoạt động mua bán doanh nghiệp .Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ có các bước chi tiết hơn.

Trên đây là nội dung về mua bán doanh nghiệp tại Hà Tĩnh. Để hiểu rõ hơn về hoạt động này, quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật FBLAW để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 038.595.3737
  • Email: tuvanfblaw@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.